THỰC TRẠNG NỀN PHIM ĐỘC LẬP CỦA TRUNG QUỐC ĐẠI LỤC
Khi bộ phim độc lập đầu tiên của Trung Quốc đại lục xuất hiện 3 thập kỉ trước, chúng đã dần trở thành lựa chọn cho nhiều nhà làm phim trẻ của Trung Quốc. Lượng lớn phim độc lập được làm ra bấy giờ cũng đã giúp mở rộng sự đa dạng trong hệ sinh thái sáng tạo bằng cách bẻ cong những hạn chế của nền điện ảnh quốc hữu một màu trước kia. Những dấu hiệu phát triển tích cực này đã cho nhiều nhà làm phim niềm tin và sự phấn chấn vào tương lại của điện ảnh Trung Hoa.
TRÀO LƯU PHIM ẤN TƯỢNG PHÁP HẬU THẾ CHIẾN I (1919-1929)
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm vị trí thống trị của nền điện ảnh châu Âu suy yếu khi hầu hết các nước lớn ở lục địa già bị cuốn vào cuộc chiến. Vị trí dẫn đầu của điện ảnh Pháp bị đe dọa khi toàn bộ việc sản xuất phim bị đình trệ vì dụng cụ quay phim trở nên quá đắt đỏ trong điều kiện chiến tranh. Trước năm 1914, các công ty điện ảnh như Pathe và Gaumont đã nắm giữ các vị trí quan trọng trên khắp thế giới. Sau chiến tranh, hai gã khổng lồ này gần như ngừng sản xuất, và điện ảnh Pháp (nói chung) trở thành công việc của các công ty nhỏ, gần như thủ công, luôn phải vật lộn để tiếp cận thị trường bên ngoài biên giới của họ. Những người Mỹ đã nhanh chóng tận dụng thời cơ này để vươn lên, năm 1919 khi chiến tranh vừa kết thúc, cán cân điện ảnh đã bất ngờ đảo ngược khi 80% thị trường phim toàn cầu có xuất xứ từ Hollywood với những tác phẩm có sự nổi trội cả về chất lượng nghệ thuật lẫn thương mại.
Sự phát triển và thay đổi của điện ảnh THANH XUÂN ĐÀI LOAN
Nhìn vào sự phát triển của nó, chúng ta có thể thấy được tổng quan rằng, sự phát triển của phim thanh xuân Đài Loan được chia ra thành hai thời đại.
CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN THƠ MỘNG CỦA ĐIỆN ẢNH IRAN
Bất chấp sự kiểm duyệt của nhà nước và nguồn lực hạn chế, các nhà làm phim Iran vẫn tạo nên một di sản điện ảnh phong phú và phát triển rực rỡ. Các bộ phim của họ thường đề cập đến các chủ đề văn hóa và xã hội nhạy cảm.
CAHIERS DU CINÉMA - TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN
\*Chú thích: Cahiers du Cinéma là tạp chí điện ảnh lâu đời nhất nước Pháp, thành lập năm 1951.\ \ Ảnh: Claude Chabrol và Jean-Luc Godard, chụp bởi Raymond Cauchetier
LÀN SÓNG MỚI HỒNG KÔNG: HONG KONG NEW WAVE CINEMA 1978-1984
# MỘT, SỰ XUẤT HIỆN CỦA LÀN SÓNG MỚI
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THE CRITERION COLLECTION
Quay trở lại năm 1948, khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ ra quyết định kiện hãng phim Paramount Pictures vì vi phạm luật chống độc quyền, một cột mốc quan trọng trong lịch sử điện ảnh được đánh dấu. Trước đó, các rạp chiếu phim ở Hoa Kỳ đều thuộc quyền sở hữu và kiểm soát bởi các hãng phim lớn của Hollywood. Điều này được xem như một phần của dây chuyền sản xuất vì nó đảm bảo rằng các hãng phim có toàn quyền kiểm soát mỗi bộ phim của mình. Ví dụ như nếu bạn muốn xem bộ phim gangster kinh điển của Warner Brothers - The Public Enemy vào thời điểm đó thì bạn phải đến các rạp chiếu phim thuộc quyền sở hữu và độc quyền bởi Warner Brothers. Bất bình trước sự độc quyền đó, Hội những nhà làm phim độc lập \[1] đã đưa đơn kiện lên Tòa án. Sau khi bị phán quyết là có tội, các hãng phim lớn buộc phải từ bỏ sự ràng buộc với các rạp chiếu phim và trả tự do cho chúng, điều này vô tình tạo ra một bước ngoặt mới cho lịch sử điện ảnh.
LỊCH SỬ LIÊN HOAN PHIM CANNES (Phần II - 1959-1979)
Đến năm 1959, có hai nhân tố quan trọng đã xảy ra tại mùa liên hoan của Cannes năm ấy: thứ nhất đó là chiến thắng giải đạo diễn xuất sắc của Francois Truffaut với The 400 Blows, báo hiệu cho một làn sóng mới của điện ảnh Pháp chuẩn bị tràn ngập đến, và thứ hai đó là sự thành lập của thị trường phim Marché du Film bởi công đoàn các nhà sản xuất phim tại Pháp. Trái với chương trình chính ở Cannes bấy giờ khi những phim dự thi phải được do các hội đồng điện ảnh ở quốc gia sản xuất nộp vào \[1], Marché du Film cho phép bất kì một cá nhân nào có thể tự thuê buồng chiếu để đem phim của mình đi trình chiếu tại đây trong lúc liên hoan phim chính đang diễn ra. Hai yếu tố này mang tính cộng hưởng thiết yếu cho nhau, tạo đà cho những chuyển biến sắp đến tại Cannes.
LỊCH SỬ LIÊN HOAN PHIM CANNES (Phần I - 1939-1959)
Được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 1/9/1939 tại thành phố ven sông Riviera thuộc miền Nam nước Pháp, Đại lộ Croisette nằm bên bờ biển của thành phố Cannes, Liên Hoan Phim Cannes đón mừng những diễn viên và đạo diễn kỳ cựu của làng điện ảnh thời bấy giờ từ khắp nơi trên thế giới, đổ xô về sự kiện nghệ thuật trọng đại này. Với sự góp mặt của những minh tinh Hollywood nổi tiếng như Gary Cooper, Douglas Fairbanks, Mae West hay Paul Muni đã giúp tăng lên phần hào nhoáng của LHP Cannes lần đầu tiên trong lịch sử. Tham dự trong buổi trình chiếu ta có những cái tên như "L'Homme du Niger" của Jacques de Baroncelli và "La Charrette Fantôme" của Julien Duvivier đại diện cho nước Pháp, "The Wizard of Oz" của Victor Fleming và "Union Pacific" của Cecil B. DeMille đại diện cho Hoa Kỳ, hay Anh Quốc với "Goodbye Mr. Chips" của Sam Wood. Trong đó, Liên Xô tiêu biểu với "Lenin in 1918" và đáng chú ý nhất là tác phẩm với tiêu đề "If War Comes Tomorrow", giống như một lời tiên tri khi ngay trong hôm đó, quân Đức Quốc Xã đã tiến hành xâm lược vào Ba Lan. Để rồi tới ngày 3 tháng Chín, LHP Cannes được công bố trì hoãn lại khi Pháp và Anh Quốc chính thức tuyên chiến với Đức, mở màn cho Thế Chiến Hai.
CHẤT GIỌNG XUYÊN ĐẠI TÂY DƯƠNG: TRỖI DẬY VÀ LỤI TÀN
Bạn đã bao giờ xem một bộ phim cũ và cảm thấy kỳ lạ bởi giọng nói nửa Anh nửa Mỹ của các diễn viên vào những năm 30, 40 thế kỷ trước chưa? Dù đều là những tác phẩm điện ảnh nổi tiếng của Mỹ như An Affair to Remember (1957), Gone With the Wind (1939) và Breakfast at Tiffany's (1961),... nhưng vì sao những Cary Grant, Vivien Leigh và Audrey Hepburn đều nghe như đang nói giọng Anh-Anh (British English)?
ĐIỆN ẢNH ĐỨC HẬU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ NHẤT
Trước khi Đệ Nhất Thế Chiến nổ ra vào giữa năm 1914, nền công nghiệp điện ảnh Mỹ đã tụt hậu hoàn toàn so với các nước châu Âu, đặc biệt là hai nước Pháp và Ý. Tuy nhiên, từ khi chiến tranh bắt đầu nổ ra, việc sản xuất phim ở châu Âu gần như không hoạt động. Trong khi đó, nước Mỹ trở nên vô cùng giàu có, từ các hợp đồng xuất khẩu hàng hoá cho các nước tham chiến. Nền điện ảnh của họ đương nhiên cũng được hưởng lợi, khi họ đã trải qua thời kỳ thịnh vượng và phát triển chưa từng có. Vào cuối chiến tranh, các tác phẩm phim của Mỹ đã kiểm soát hầu như hoàn toàn thị trường quốc tế: Khi hiệp ước Versailles được ký kết vào năm 1919, nước Mỹ nắm trong tay phần lớn các bộ phim đã được trình chiếu ở châu Âu, châu Phi và châu Á, còn ở Nam Mỹ thì gần như 100%. Duy chỉ có các tác phẩm điện ảnh của Đức, là không rơi vào tay của "gã khổng lồ" Mỹ.
Những thước phim tiên phong về đồng tính và điện ảnh
Lịch sử điện ảnh đã bắt đầu từ một thế kỷ trước với những thước phim đơn sơ. Những đoạn phim quay về cảnh con người sinh hoạt, về phong cảnh xung quanh hay nhảy múa, những đoạn hình ảnh không có nhiều nội dung là những chủ đề chủ đạo của những bộ phim từ những ngày bắt đầu. Thế nhưng đa dạng tính dục đã tồn tại từ ngày ngày hồng hoang, từ thực vật đến động vật, một cách tự nhiên và trong đó có cả con người. Chúng ta không thể biết được người đầu tiên nhận ra mình không giống những người còn lại về tính dục hay giới tính là lúc nào, nhưng chúng ta có thể biết được chuyện gì đã diễn ra giữa tính dục và giới tính trong phim ảnh khi hai chủ đề gặp nhau ở cùng khoảng thời gian.