
THE PIANO TEACHER (2001): BẢN DƯƠNG CẦM KHẮC KHOẢI CỦA DỤC VỌNG VÀ TÌNH YÊU
*“Suy cho cùng, bản chất của tình yêu cũng chính là cực điểm của sự tầm thường.”*

LÁT CẮT VỀ THẾ GIỚI HEAVY METAL CUỐI THẬP KỶ 80
The Decline of Western Civilization (tạm dịch: Sự suy tàn của nền văn minh phương Tây) là loạt phim tài liệu gồm 3 phần, và cũng là tác phẩm đầu tay của nữ đạo diễn Penelope Spheeris (về sau còn được biết đến với Suburbia (1984) và Wayne’s World (1992)). Nếu như bối cảnh nhạc punk rock tại Los Angeles là đề tài cho phần phim tài liệu đầu tiên, thì phần II tác phẩm lại tập trung khắc hoạ về làn sóng heavy metal, cụ thể hơn là lối sống của các nghệ sĩ âm nhạc và sự thoái trào của glam metal vào những năm cuối thập niên 80. Bấm máy từ tháng 8 năm 1987 đến tháng 2 năm 1988, khán giả được theo chân Penelope đến “thành phố của những thiên thần” tráng lệ, phù hoa, đến câu lạc bộ Cathouse, đại lộ Sunset – nơi được mệnh danh là thánh địa ăn chơi trác táng của nhiều ban nhạc metal bấy giờ. Phần II của loạt The Decline of Western Civilization cũng lấy cảm hứng nhiều từ This is Spinal Tap (1984) – bộ rockumentary-giả-tài-liệu đình đám của đạo diễn Rob Reiner.

Số phận, bi kịch và bạo lực trong phim của đạo diễn huyền thoại FRITZ LANG.
Lược dịch từ bài phỏng vấn của nhà phê bình phim Alexander Walker với đạo diễn huyền thoại người Đức Fritz Lang, BBC năm 1967.

ONCE UPON A TIME IN AMERICA (1984): TRƯỜNG CA BI TRÁNG VỀ CUỘC ĐỜI GANGSTER
*“Tôi yêu cái mùi hôi thối trên khắp ngóc phố, nẻo đường. Nó khiến tôi khoan khoái làm sao. Tôi yêu nó, cái mùi hôi tanh khiến lá phổi tôi như được mở rộng…”*

LA STRADA (1954): PHIÊU BẠT TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỜI
*“Chúa ơi, chúng con thật bần cùng làm sao!”*

PAPER MOON (1973): CÓ CHĂNG CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH GIỮA THỜI THẾ SUY TÀN?
Bước vào thập niên 70, kinh đô Hollywood chứng kiến sự trỗi dậy của một thế hệ các nhà làm phim trẻ tuổi, với những tác phẩm mang đậm màu sắc chủ nghĩa hiện thực, phản ánh những biến động xã hội xứ cờ hoa, cùng nhiều yếu tố văn hoá đặc sắc đương thời. Giữa làn sóng từ những thước phim gai góc, tăm tối như The Godfather (1972), Chinatown (1974) hay Taxi Driver (1976), thì Paper Moon (1973) của Peter Bogdanovich lại tựa như một bài ca trong trẻo, đưa khán giả trở về với một miền cổ tích lãng mạn, thanh bình. Một bộ phim với sự pha trộn giữa chất drama và comedy, giữa lãng mạn và hiện thực, một câu chuyện cổ tích thân thương, bình dị làm lay động hồn người.

THE CRANES ARE FLYING (1957): TRÁI TIM THUỶ CHUNG VÀ KHÁT VỌNG HOÀ BÌNH
*“Tôi cảm thấy đôi khi, những người lính*

EASY RIDER (1969) – BORN TO BE WILD
“Bọn chúng không sợ các anh. Bọn chúng sợ hãi trước thứ mà các anh đại diện. Điều mà các anh biểu trưng cho chúng thấy, chính là sự tự do.”

WHAT’S EATING GILBERT GRAPE (1993): THƯỚC PHIM ẤM ÁP VỀ LÒNG VỊ THA
Bình dị, tinh tế, vừa ám ảnh lại vừa dịu êm, hiền hoà – What’s Eating Gilbert Grape đã làm lay động hồn người bằng những điều tưởng chừng giản đơn, gần gũi nhất, đó là tình cảm gia đình, là lòng vị tha và sự hy sinh. Bộ phim tựa như một lát cắt cuộc sống, tại một chốn vùng quê đơn điệu, bình lặng, nhưng gửi gắm trong từng thước phim tươi sáng ấy, lại là những xúc cảm lắng sâu, là những dằn vặt, trăn trở về ý nghĩa cuộc đời.

PHÂN TÍCH PHIM VIVRE SA VIE (1962)
Nhắc đến trào lưu Làn sóng mới trong điện ảnh Pháp, Jean-Luc Godard là một cái tên không thể bỏ qua. Các tác phẩm của ông là minh chứng cho thấy một bộ phim không chỉ là sản phẩm giải trí đơn thuần mà còn mang cả triết lý, tư tưởng và danh tính của người làm phim. Sự ảnh hưởng từ Godard không chỉ đổi mới nền điện ảnh Pháp mà còn lan rộng đến thế giới, tạo cảm hứng cho những đạo diễn hàng đầu Hollywood như Martin Scorsese và Quentin Tarantino.

VẤN ĐỀ CỦA THƠ CA: LEOS CARAX
(Bản dịch từ bài viết của nhà phê bình Jonathan Rosenbaum về nhà làm phim Pháp Leos Carax, được xuất bản lần đầu trên tạp chí Film Comment, Số 30 Kỳ 3 tháng 5 năm 1995 tại New York và được đăng tải lại trên trang của ông. Những chú thích được viết trong ngoặc của bài đều là những ghi chú từ bài viết gốc được dịch lại, còn những chú thích riêng của chúng mình sẽ đều được nằm ở cuối bài. All About Movie chỉ chuyển ngữ và chia sẻ về trang nhân dịp bộ phim Annette của Carax được ra mắt. Xin cảm ơn và chúc mọi người một buổi tối vui vẻ!)

THE FLY (1986): GIẤC MƠ VỀ TƯƠNG LAI, HAY CƠN ÁC MỘNG VỀ NHÂN TÍNH?
*“Tôi là một con côn trùng, kẻ đã từng mơ hắn là một con người, và vô cùng say mê với điều đó. Nhưng giờ đây giấc mơ ấy đã lụi tàn, và con quái vật trong tôi đang dần thức tỉnh.”*

CÁCH MARTIN SCORSESE SỬ DỤNG NHẠC ROCK VÀ PUNK TRONG NHỮNG BỘ PHIM CỦA MÌNH
*“Tạ ơn Chúa, cảm ơn Chúa đã mở mang tầm mắt cho con. Lời sám hối của chúng con đã được Chúa gửi qua cánh cửa này.”*

ALMOST FAMOUS (2000): ROCK, TUỔI TRẺ, TÌNH YÊU VÀ KHÁT VỌNG
Almost Famous như một lời tri ân đẹp đẽ của Cameron Crowe đến nền âm nhạc thập kỷ 60 – 70, đến những thanh thiếu niên với niềm khát khao được nổi loạn, được sống trọn trong bầu nhiệt huyết tuổi trẻ. Và có lẽ, vào khoảnh khắc khi những giai điệu ngọt ngào của Tiny Dancer được cất lên, chúng ta mới vỡ oà khi nhận ra rằng, chính chúng ta cũng là William Miller, là Penny Lane, là những người trẻ tuổi nhiều mơ ước, là những kẻ đã, và đang đứng bên ranh giới của sự trưởng thành. Đối với những con người yêu Rock ‘n’ Roll, thì đây còn là linh hồn, là sự phơi bày trần trụi về tuổi trẻ.

CUỘC CÁCH MẠNG METHOD ACTING CỦA “BỐ GIÀ”
Ai đã từng nói: *”Điện ảnh chia làm hai cột mốc, đó là trước và sau khi Marlon Brando xuất hiện.”* Marlon Brando, không gì khác, chính là viên ngọc quý báu, là tài năng kiệt xuất, là ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Hollywood. Trên đời này có một, và chỉ một Marlon Brando. Hôm nay là 97 năm ngày sinh của Marlon Brando (3/4/1924) và cũng là dịp thích hợp để “quay ngược thời gian”, điểm lại một trong những tác phẩm vĩ đại nhất xuyên suốt sự nghiệp tài tử này. Đó là bộ phim A Streetcar Named Desire (tựa Việt: Chuyến tàu mang tên Dục Vọng).

JAMES DEAN VÀ HÌNH TƯỢNG KẺ NỔI LOẠN CÔ ĐỘC
*“Hãy ước mơ như thể đời ta là vĩnh viễn, và sống như thể cái chết sẽ đến ngày hôm nay.”* – James Dean

STAND BY ME (1986): HÃY ĐỨNG BÊN TÔI
*“Con người dành cả tuổi thơ để ước mình mau chóng lớn lên, và rồi dành cả quãng thời gian trưởng thành để mong mình bé trở lại”.* Giữa dòng đời phù phiếm, bộn bề, có lẽ ai trong chúng ta đều từng cảm thấy lạc lõng, cô đơn mà khát khao được trở về với bầu trời kí ức, với tuổi thơ êm đềm. Đó là những tháng ngày hồn nhiên, trong trẻo đầy ắp niềm vui, là những cơn mưa, là dòng suối tắm táp cho tâm hồn mãi xanh tươi, là những người bạn chân thành tưởng chừng sẽ mãi là tri kỷ, sẽ đứng bên nhau đến cuối con đường. Hôm nay, hãy cùng mình nhớ về tuổi thơ, hãy cùng lên chuyến tàu mang tên Stand By Me, để được sống lại trong những tháng ngày êm đẹp ấy một lần nữa.

CITY LIGHTS (1931): ÁNH SÁNG NƠI PHỒN HOA
“Ngày mai, chim muông sẽ lại ca hát. Hãy có lòng can đảm để đối diện với cuộc đời.” – Charlie Chaplin