
Anora và Midnight Cowboy, Hai Thế Hệ Oscar Xuất Sắc và Câu Chuyện Sex Worker
Chiến thắng của Anora (2024) tại giải Oscar gần đây phần nào khiến mình liên tưởng đến tác phẩm Midnight Cowboy (1969) cũng tương tự để lại dấu ấn lớn trong lễ trao giải năm 1970 với chiến thắng ở 3 hạng mục lớn bao gồm kịch bản (chuyển thể), đạo diễn cùng phim xuất sắc nhất.

FLOW (2024): CHẲNG PHẢI MỘT PHEN XƯƠNG BUỐT LẠNH?
Flow (2024) đã không kể lên một câu chuyện có con người, thế nhưng lại thấm đượm những trăn trở sâu thẳm nhất của kiếp nhân sinh: đó là sinh tồn, diệt vong, là lòng trắc ẩn cùng một ý chí siêu thường trước dòng chảy miên viễn chuyển dịch của tạo hoá. Một thước phim không lời với vẻ đẹp chân phương, bình dị, trong trẻo và trẻ thơ – Flow như đưa ta trôi đi trong ánh sáng trường cửu của một tình thương bao la giữa các chúng hữu tình. “Một cuốn sách đọc bởi một ngàn người khác nhau là một ngàn cuốn sách khác nhau.” – và có lẽ, một bộ phim đơn thuần cũng có thể hoá thành muôn hình vạn trạng dưới những xúc cảm và tâm tư riêng của mỗi người xem. Nghệ thuật đã hiện diện và lớn lên như thế tự muôn thuở nhân sinh. Dẫu đạo diễn Gints Zilbalodis đã nhấn mạnh tính vô tình và ngẫu nhiên của tác phẩm, song không thể phủ nhận, rằng với dáng dấp hồn nhiên, Flow vẫn gợi lên nhiều suy tưởng thông qua tầng tầng lớp lớp những hình ảnh đậm chất biểu tượng. Yếu tố Nước dường như hoá thân thành một nhân vật chủ chốt của bộ phim, thâm trầm mà dữ dội, dịu dàng mà vô tình tuyệt đối. Tựa như cơn Đại hồng thuỷ vô biên cuốn phăng đi mọi thứ trên dòng chảy của nó, Nước vừa là khởi nguyên, vừa là sự huỷ diệt, đồng thời cũng là biểu tượng linh thánh của sức mạnh, sự thanh tẩy và tái sinh. Con thuyền nhỏ bé trung chuyển những sinh linh sống sót của Flow hiện lên như một ẩn dụ về con tàu Noah trong Kinh Thánh, về một bóng hình lẻ loi giữa cơn cuồng nộ bạo tàn của thiên nhiên, gánh trên vai khát vọng sinh tồn và niềm hy vọng về một khởi đầu mới. Giữa chuyến viễn du khải huyền, ánh nhìn trung tâm được hướng đến một chú mèo đen nhỏ bé, và như dân gian xưa kia vẫn bao đời truyền tụng: “Cửu mệnh quái miêu” – chú mèo của Flow là sinh vật đã lạc trôi qua thập tử nhất sinh, đã gục ngã thảm bại giữa bão táp phong ba, để rồi mỗi lần sống sót, nó như được tái sinh với sự tinh anh tươi mới, với bản năng sắc bén và một ý chí kiên cường hơn. Thế giới trong Flow không có con người, thế nhưng dáng hình và hơi thở của chúng nhân vẫn hiển hiện qua những bức hoạ, kính thiên văn, bức tượng thờ và quả cầu pha lê – những dấu tích mờ phai của một cuộc di tản, hay phải chăng là một nền văn minh đã lụi tàn? Giữa những dư ảnh câm lặng của một cuộc suy vong, ta bỗng thoáng mường tượng về thế giới loài người nơi đây – một cõi nhân gian vang bóng nền văn minh Ai Cập cổ đại cùng những huyền thoại phương Đông, đã từng thờ phụng loài mèo như kẻ dẫn đường trong cõi u huyền, như lằn ranh thiêng liêng giữa sinh và tử, như biểu trưng cho trí tuệ và sự tái sinh. Ẩn dưới lớp bụi mù mịt của thời gian, những quả cầu pha lê xuất hiện tựa như muôn vì sao sáng, kính thiên văn còn hướng về tinh vân huyền hoặc – tất cả giống như một lời nguyện cầu dang dở, giống như một thoáng của đức tin, đã từng bám víu vào sự tồn tại, đã từng khát vọng tìm ra ánh sáng vượt lên bóng đêm hư vô thăm thẳm của diệt vong. Flow đã vẽ nên một thế giới thiếu đi bóng dáng con người nhưng lại ngập tràn nhân tính. Đến với cõi phiêu lãng ấy, ta vẫn tìm thấy hơi thở của trẻ thơ thuần tịnh, của những hoài niệm ngây ngô thông qua một vẻ dí dỏm rất riêng trong phim hoạt hình và cả bóng dáng những nguyên mẫu Jungian. Những sinh vật trong phim, dù được nhân hoá với trí thông minh và sự khéo léo đáng kinh ngạc, vẫn giữ nguyên những bản năng sơ khai nhất của giống loài. Chú mèo như người lữ hành nhút nhát, lặng lẽ quan sát thế gian. Capybara như một kẻ phiêu du điềm đạm, lười biếng mà an nhiên không chút ưu sầu. Chú chó lại háo hức trên chuyến hành trình nguy nan và kết giao với mọi sinh vật. Vượn cáo thì mê mẩn trước những món đồ lấp lánh, tựa như một kẻ canh giữ kho báu của những phép màu vụn vặt. Còn chim thư ký lại đạo mạo, trang nghiêm mà kiêu bạc, như thể một vị tiên giáng trần, một hiệp sĩ giữa điêu tàn hoang sơ. Có thể nói, Flow đã không tái hiện một thế giới ta vẫn hằng quen thuộc, mà vẽ nên một thực tại vừa xa lạ, vừa gần gũi, nơi muông thú gồng gánh trên vai những trách nhiệm của con người, chèo lái con thuyền giữa thuỷ vực mênh mang, và rồi làm anh hùng, làm hiệp sĩ, bảo vệ kẻ yếu, cùng nhau kiếm tìm sự sống giữa cuộc suy vong. Ta bắt gặp trong Flow một thứ tình chẳng hề nao núng trước bão giông, một lòng thương vô biên giữa chúng hữu tình, một thiện căn bền bỉ, một sự gắn kết vượt trên giống loài, giới hạn. Đó là tình bạn hữu thiêng liêng, không lời giữa những sinh thể khác biệt, là sự chở che nghĩa hiệp, cao cả giữa những kẻ cơ cực lạc lối. Và rồi, đến phân cảnh cuối phim, khi chú mèo cùng những người bạn hành trang nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của chính mình nơi làn nước trong vắt, Flow đã chạm đến một khoảnh khắc thần diệu – một sự diện kiến trước linh hồn bản thân, với sự hữu hạn của kiếp sống và vòng xoay bất tận của sự tồn tại. Đối nghịch với cách nhân loại ngàn đời vẫn gồng mình chế ngự, thống lĩnh, huỷ diệt thiên nhiên, Flow, đúng như cái tên của mình, lại cất lên một tiếng gọi chấp thuận đầy nhu hoà, một sự cân bằng, nhất thể thấm nhuần giáo lý phương Đông vào cái bất biến, vào dòng chảy vô thường của kiếp phù sinh. Tiếng linh dương báo hiệu một cơn sóng thần, hay một vòng lặp mới đang cận kề, thế nhưng sau tất cả, chỉ còn một tâm thế sẵn sàng – sẵn sàng cho sự chuyển dịch, cho những biến thiên vô định và cho một lần tái sinh nữa, như chính quy luật vĩnh hằng của tự nhiên. Quy hồi vĩnh cửu – và tới đây, sấm ngôn vang vọng qua linh hồn Nietzsche: “Đời sống này, y như người đang sống và đã sống đến nay, ngươi phải bắt đầu sống trở lại nó và cứ bắt đầu trở lại y như thế mãi mãi không thôi… Sự đau khổ nhỏ bé nhất, nỗi khoái lạc nhỏ bé nhất, tư tưởng nhỏ nhặt nhất, tiếng thở dài mây khói nhất, tất cả mọi sự trong cuộc đời mi đều sẽ quay về lại với mi, tất cả những gì tuyệt vời cao đại và tất cả những gì nhỏ bé vô song…” – chỉ Trẻ thơ mới chuyển những lời sấm sét điêu linh ấy thành Yêu thương. Không phải im lặng nhẫn nhục trước những gì xảy đến, mà còn đối diện với chúng bằng sự sẵn sàng chấp thuận, và tối cùng nhất, bằng một cái tình thanh khiết vô biên. Ta nhớ đến khoảnh khắc chim thư ký bay vào không gian huyền diệu của sao trời tinh vân – một sự chuyển sinh vượt thoát trầm luân, một sự khai sáng của tâm linh siêu việt, sau khi đã vẹn toàn lý tưởng Siêu nhân, anh hùng:

MULHOLLAND DRIVE VÀ SỰ TAN VỠ GIẤC MƠ MỸ
David Lynch được tờ Guardian của Mỹ mệnh danh là “đạo diễn của giấc mơ”. Ông có biệt tài thâm nhập vào hang cùng ngõ hẻm của tâm trí con người, phân mảnh những hình dung, tưởng tượng, ám ảnh sâu kín nhất, để từ đó ghép chúng lại thành một tổng thể mang hàm nghĩa chính trị, xã hội, và triết học rộng lớn hơn. Ẩn sâu trong vẻ đẹp siêu thực, huyền bí của các tác phẩm của Lynch chính là ý niệm bi thương và xuyên [](<>)suốt về sự tan vỡ của “Giấc mơ Mỹ”.\ \ “Giấc mơ Mỹ”, hay “The American Dream”, nói đến hệ giá trị tự do - bình đẳng - dân chủ, cho rằng bất cứ ai cũng có cơ hội đạt được thành công trên đất nước Hoa Kỳ thông qua tài năng, nỗ lực và sự quyết tâm. Liệu “Giấc mơ Mỹ” có phải là điều có thể chạm tới được hay chỉ là ảo tưởng của những kẻ ngây thơ? Đây là câu hỏi trung tâm trong nhiều bộ phim kinh điển của điện ảnh Mỹ dù mang hàm ý cổ suý hay phê phán. Với David Lynch, ông có cách rất riêng để khám phá, phản biện, bác bỏ, và định nghĩa lại “Giấc mơ Mỹ” qua Mulholland Drive (2001).\ \ Mulholland Drive được BBC bình chọn là bộ phim hay nhất của thế kỷ 21 do có cốt truyện đa tầng đa nghĩa, gợi mở nhiều cách diễn giải cho khán giả. Theo cách giải thích phổ biến nhất của các nhà phê bình, tác phẩm có thể được chia ra làm hai phần: phần thứ nhất là ảo mộng, phần thứ hai là “đời thực”. Diane Selwyn (Naomi Watts) là một diễn viên trẻ với ước mơ đạt được thành công tại Hollywood. Tuy nhiên, tất cả tham vọng và hoài bão của cô sớm bị dập tắt bởi sự khắc nghiệt của ngành công nghiệp điện ảnh. Không thể đối mặt với thực tại, cô trốn thoát vào thế giới hoàn hảo của những mơ tưởng. \ \ Trong phần thứ nhất của bộ phim, Diane vào vai phiên bản lý tưởng của mình dưới cái tên Betty Elms, một cô đào mới nổi với sự nghiệp thuận buồm xuôi gió cùng mối tình chớm nở với người đẹp bí ẩn Rita (Laura Harring). Khi ấy, Los Angeles trở thành phông nền cho cuộc đời trong mộng của Diane qua những cảnh quay soft focus huyền ảo và thủ pháp dựng phim cross-fade. Ánh sáng hoa lệ của thành phố bao bọc lấy Diane như một cái bẫy ngọt ngào, dần lôi cuốn cô vào những góc tối lẩn khuất. Ở phân đoạn Club Silencio, ảo thuật gia (Richard Green) đã lặp lại câu thần chú "No Hay Banda" (Không có ban nhạc nào cả). Tất cả chỉ là ảo ảnh. Và mọi cung đường của bộ phim đều đưa Diane Selwyn lẫn người xem về với thực tế nghiệt ngã. \ \ Bước ngoặt trong phần thứ hai là khi Diane chứng kiến người tình của mình, Camilla Rhodes (phiên bản “đời thực” của Rita), tình tứ với đạo diễn ngay giữa phim trường. Đó là lý do tại sao Camilla được đảm nhận vai chính nổi bật, còn Diane phải đóng vai phụ mờ nhạt. Lúc này, máy quay lột tả trần trụi những giọt nước mắt vỡ mộng và căm hận của Diane trước bản chất suy đồi của Hollywood. Ở đó, thứ quyết định thành bại của một nữ diễn viên không phải là tài năng, mà là sự trao đổi thân thể với những nhà sản xuất quyền lực và những đạo diễn máu mặt để đổi lấy thăng tiến trong sự nghiệp. \ \ Tất cả sự phản bội và tuyệt vọng đó đã đẩy Diane rơi vào trạng thái tâm lý điên loạn, mất định hướng. Khi ấy, “Giấc mơ Mỹ” về thành công viên mãn chỉ là viển vông. Thế nhưng, cơn ác mộng về sự thất bại và dở dang là có thật. Trong phỏng vấn với The Criterion Collection, David Lynch đã nói về Diane như sau: “Cô gái đặc biệt này nhìn thấy những thứ cô ấy muốn, nhưng không thể có được chúng. Bạn có thể có tài năng và những ý tưởng vĩ đại nhất, nhưng nếu cánh cửa số phận không mở ra, bạn sẽ không còn may mắn nữa.” Ông cho rằng thành công của người nghệ sỹ phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như cơ hội, may mắn, và số phận. Quan điểm này đi ngược lại hoàn toàn với giá trị cốt lõi của “Giấc mơ Mỹ” khi nó nhấn mạnh vào các yếu tố chủ quan như thực lực, quyết tâm và ý chí tự do. \ \ Mang vẻ đẹp huyền hoặc và đau thương, Mulholland Drive (2001) là một bức mosaic cấu thành từ những mảnh vỡ của “Giấc mơ Mỹ”. Không những vậy, bộ phim còn gợi lên chiêm nghiệm sâu xa hơn về thân phận con người. Phải chăng ý chí tự do của chúng ta luôn phải chịu khuất phục trước bàn tay toàn năng của số phận? Phải chăng những gì đẹp đẽ nhất đều chỉ tồn tại trong ảo tưởng, còn hiện thực thì luôn hẩm hiu, bạc bẽo? Phải chăng đời người chỉ là cơn ác mộng dài của những hoài bão dở dang và ý tưởng không thành hình? David Lynch không đưa ra câu trả lời cụ thể cho những câu hỏi trên. Mà có lẽ cũng chẳng có câu trả lời nhất định nào cả. Bởi vì, giống như những bộ phim của ông, cuộc sống có nhiều điều bí ẩn hơn là những lời giải đáp. Điều này đòi hỏi khán giả phải tiếp tục đàm luận để tìm ra đáp án cho câu đố sống động, bất hủ mang tên David Lynch.

THỰC TRẠNG ĐIỆN ẢNH 2024: Tự Do Ngôn Luận và Tự Do Sáng Tạo
bởi Sergei Loznitsa cho tờ Sabzian

MƯA TRÊN CÁNH BƯỚM: ĐỪNG KHÓC NHÉ, CHỊ EM ƠI!
Nếu không có bất kỳ nhân tố bất ngờ nào xuất hiện trong năm 2025, Mưa Trên Cánh Bướm sẽ là bộ phim Việt mình thích nhất trong năm nay. Mưa Trên Cánh Bướm là một tác phẩm táo bạo, khẳng định Dương Diệu Linh là một nhà làm phim trẻ đầy triển vọng của làn sóng điện ảnh mới Việt Nam. Bộ phim khai thác các vấn đề về bản sắc nữ giới, chấn thương liên thế hệ, và sự phức tạp giữa truyền thống và tiến bộ tại Việt Nam một cách vừa đặc thù văn hóa, vừa mang tính phổ quát. Đến giờ, Mưa Trên Cánh Bướm vẫn còn vương vấn trong tâm trí mình, như tiếng nước nhỏ giọt dai dẳng từ trần nhà mà chỉ một số người có thể nhìn thấy, nhưng tất cả đều có thể cảm nhận được. Bộ phim khám phá các chủ đề về bất bình đẳng giới, lục đục hôn nhân và mâu thuẫn thế hệ ẩn mình dưới vỏ bọc của những bóng ma đang âm thầm ám ảnh một góc trần nhà thông qua những yếu tố tâm linh và tâm lý của nhiều thế hệ. Sự khác biệt thế hệ này được khắc họa qua sự tinh tế của đạo diễn Dương Diệu Linh khi cô tránh đưa ra phán xét phiến diện, thay vào đó trao cho hai nhân vật đầy khác biệt này cơ hội để đại diện cho lối sống truyền thống và tiến bộ. Bà Tâm là một người vợ và mẹ tận tâm với gia đình khi bà luôn tất bật chăm lo cho cả nhà, nhưng cả hai vẫn dần rời xa bà mà đi, khiến bà phải tìm đến những thế lực mê tín để trói buộc họ lại. Giữa tâm “bão” của người hâm mộ bóng đá Việt Nam trong buổi tối ăn mừng chiến thắng của đội tuyển nước nhà, bà bàng hoàng khi vụ ngoại tình chồng bà bị phơi bày ngay trên sóng truyền hình quốc gia. Thật thú vị khi ngày công chiếu chính thức của phim rơi vào sau buổi tối người dân Việt cũng đi “bão” ăn mừng chiến thắng của Việt Nam trước Thái Lan, tạo cho mình cảm giác rằng câu chuyện trong phim mới xảy ra vào tối trước đó. Một trong những hình ảnh ẩn dụ chủ đạo trong phim là trần nhà bị rỉ nước – đại diện cho câu nói “nhà dột từ nóc,” và chỉ có thể được nhìn thấy bởi phụ nữ trong khu nhà tập thể. Vết ố ngày càng lan rộng, rồi cuối cùng trở thành một thực thể quái dị và ghê tởm, tượng trưng cho những gánh nặng cảm xúc và xã hội mà phụ nữ âm thầm gánh chịu khi lớn lên trong một xã hội trọng nam khinh nữ. Những sai lầm của người đàn ông trụ cột trong gia đình cũng như những vết rò rỉ nước trong nhà, nếu vì còn nhỏ mà cứ trì hoãn việc sửa chữa thì rồi cũng đến ngày cả gia đình sẽ bị nhấn chìm bởi tội lỗi của người chồng-người cha đó. Mưa Trên Cánh Bướm còn kể về sự “thiếu”: một gia đình thiếu vắng tình yêu; một xã hội thiếu vắng sự bình đẳng giới; tình mẹ con thiếu vắng sự thấu hiểu cho nhau; và những mảnh đời thiếu đi sự giao tiếp. Không ai trong phim chịu thật sự trò chuyện với những người còn lại. Và khi không có cầu nối giao tiếp, sự đứt gãy giữa những mối quan hệ là điều hiển nhiên phải xảy ra. Ai cũng nghĩ bản thân biết điều gì là nên làm, giải pháp nào là tốt nhất để giải quyết vấn đề trong phim. Song, điều duy nhất họ làm chỉ là đi tìm những lối thoát ly của riêng họ. Đạo diễn Dương Diệu Linh khéo léo lồng ghép hiện thực huyền ảo để làm mờ ranh giới giữa thực tại và tưởng tượng. Những cảnh siêu thực được xây dựng với các ẩn dụ hình ảnh đầy tầng lớp, chẳng hạn như bể cá trong nhà, tượng trưng cho sự bất lực của Thanh khi phải sống trong một vai trò gia đình ngột ngạt. Giống vậy, bà Tâm cũng bị mắc kẹt trong chính tổ ấm của mình bởi những chiếc ghế gỗ cồng kềnh dưới các góc quay đặc tả sự chật chội. Bà luôn bị bao quanh bởi con người, đồ vật, và sự hỗn loạn trong cuộc sống. Nếu xét rộng hơn nữa, những người phụ nữ trong phim còn bị mắc kẹt trong “chiếc hộp” của những định kiến và mong đợi của xã hội phụ quyền dành cho phụ nữ, và được buộc lại bởi sợi dây mang tên “nỗi tổn thương liên thế hệ.” Thông qua bộ phim này, có thể thấy đạo diễn Dương Diệu Linh muốn những người phụ nữ kiếm tìm hạnh phúc ở sâu trong chính mình chứ không chỉ đơn thuần ở những yếu tố ngoại lai như những người đàn ông trong đời họ. Theo mình, Mưa Trên Cánh Bướm là một bộ phim vô cùng dễ xem đối với khán giả đại chúng của Việt Nam, đồng thời vẫn giữ được đậm đà chất nghệ thuật qua phần hình giàu ngôn ngữ điện ảnh và phần thiết kế âm thanh đa chiều đa lớp. Thật tiếc khi phim chỉ có vài ba suất chiếu mỗi ngày (tại rạp mình xem thì chỉ có 1 suất 8h40 sáng mà thôi). Dù một số khán giả có thể thấy sự mơ hồ trong cách kể chuyện, đặc biệt là các yếu tố siêu nhiên và kết thúc trừu tượng, nhưng sự mơ hồ này phục vụ cho các chủ đề lớn hơn của bộ phim về sự bất khả thi trong việc hoàn toàn hợp lý hóa hay gói gọn trải nghiệm nữ tính trong các cấu trúc phụ hệ. Đây là một tác phẩm đòi hỏi và xứng đáng nhận được sự chú ý kỹ lưỡng vì nó có thể mang lại những góc nhìn mới mẻ qua mỗi lần thưởng thức. Những bộ phim như Mưa Trên Cánh Bướm đã gợi nhắc mình rằng tầm nhìn điện ảnh của người Việt có thể sáng tạo, táo bạo, và phóng đãng đến thế nào. Dù sắp tới ngành phim sẽ bị đánh thuế nhiều hơn, nhưng mình mong rằng khó khăn này sẽ không vùi dập ngọn sóng của điện ảnh mới và trẻ của Việt Nam. #Kofkino (Quốc Trần)

MƯA TRÊN CÁNH BƯỚM (2024): MỘNG HỒ ĐIỆP TRONG DUYÊN NỢ BA SINH
Thi nhân Nguyễn Bính xưa từng mơ hoá thành bướm, cùng người thương phiêu lãng giữa vườn hoa lê, đắm mê cảnh sắc thần tiên để rồi quên đi lối về. Trong giấc mộng cổ tích, Nữ Chúa Vườn Lê kiêu sa bỗng hiện ra, cất tiếng ôn tồn như thấu tỏ cõi lòng đôi hồ điệp lạc lối:

Những mẩu chuyện về ÉRIC ROHMER
Éric Rohmer tên thật là Maurice Schérer (1920-2010) và còn có biệt danh là “le grand Momo” vì đặc biệt cao. Nếu Rohmer đứng cạnh Francois Truffaut (1932-1984) thì sẽ dễ có cảm giác người thứ nhất cao gấp đôi người thứ hai, đồng thời ông cũng nhiều tuổi nhất nhóm, hơn Truffaut tận 12 tuổi. Rohmer có một người em trai là triết gia René Schérer, ngườii từng học cùng lớp với triết gia Trần Đức Thảo hồi ở bên Pháp.

ĐI ĐẾN NHỮNG NƠI XA HAY Ở LẠI QUÊ NHÀ?
Xem lại bộ phim Giáng sinh kinh điển It’s a Wonderful Life (1946) của Frank Capra vào dịp Noel vừa qua, ngoài những cảm xúc, giá trị và ý nghĩa mà bộ phim mang lại, mình còn thích một vấn đề xuất hiện trong bộ phim này, đó chính là:

PHÁP LUẬT NHÂN VĂN NHƯ MỘT HẬU PHƯƠNG CỦA NHỮNG GIẤC MƠ ĐIỆN ẢNH
Quãng thời gian làm thực tập sinh sở hữu trí tuệ tại Vietthink Law Firm & Intellectual Property Agent vừa khép lại. Tôi bước vào hành trình này với vốn kiến thức pháp lý của một sinh viên luật năm 3, cùng sự hiểu biết nhất định về nhân văn, mỹ học, nghệ thuật và những con người sáng tạo nên nghệ thuật. Và chẳng biết tự khoảnh khắc nào trên chặng đường đời 20 năm non nớt, tôi đã hình thành niềm trăn trở rằng làm sao có thể gìn giữ, bảo vệ những giá trị tinh thần mà nghệ thuật mang lại trong một thế giới đầy biến động, nơi sự sùng bái vật chất và thách thức từ hệ thống pháp luật và thương mại ngày càng lớn dần. Những tháng ngày vừa qua là khoảng thời gian tôi chiêm nghiệm về dòng chảy của điện ảnh nhân loại, về cách mà nhân văn học vẫn luôn đồng hành, hiện hữu cùng sự tồn tại nhân sinh, để nâng đỡ nghệ thuật, tôn vinh những giá trị tinh thần cao cả. Tôi nhớ đến “học thuyết pháp luật tự nhiên” khởi nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại, được vun đắp bởi những bậc trí giả như Socrates, Plato, và đặc biệt là Aristotle. Một hệ tư tưởng tiến bộ, đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho nhiều nhà lập pháp và được phát triển mãi đến hậu thế về sau: rằng luật pháp - như một nhánh của nhân văn học, khoa học xã hội – không chỉ là công cụ thực thi quyền lực, mà còn phải tuân theo luân lý thiêng liêng, công bằng của tự nhiên, theo những chuẩn mực cơ bản của đạo đức và chính trị. Tôi muốn bàn về một lý tưởng pháp luật trên nền tảng học thuyết pháp luật tự nhiên, đồng thời thấm đượm tinh thần nhân văn, hay cụ thể hơn, là về nền pháp luật sở hữu trí tuệ, pháp luật điện ảnh mang sứ mệnh tôn vinh, bảo hộ những giá trị nghệ thuật cao cả. Đứng trên phương diện lịch sử, Aristotle đã đóng góp rất nhiều trong việc hệ thống hoá quan niệm công bằng, rằng công bằng là “một nhân đức nhờ đó mỗi người nhận phần của mình và theo sự quy định của luật pháp”. Trong bối cảnh hiện đại hoá, kết hợp cùng điều kiện và tâm thức của xã hội hôm nay, công bằng không chỉ dừng lại ở phạm vi pháp lý, mà cần nối kết với các chiều kích xã hội, liên đới, nhân bản, tâm linh. Nghệ thuật, với bản chất tự do sáng tạo vốn có, cần được đặt trong một hệ thống pháp luật công bằng với “cái tốt cao cả hơn mọi cái tốt khác, và phải là cái tốt ở mức độ cao nhất”, để bảo vệ sự độc đáo và đóng góp của từng cá nhân. Thế nhưng, tính công bằng không chỉ nằm ở chức năng bảo vệ của pháp luật, mà còn nằm ở việc tạo điều kiện, và bản thân pháp luật cần hướng tới tinh thần “Cái Thiện” cao cả của Plato, với hơi thở của nhân văn, sự đồng cảm và hiểu biết sâu sắc giá trị nghệ thuật. Tôi nghĩ về điện ảnh Pháp trong giai đoạn Làn Sóng Mới - minh chứng uy nghi cho thấy một hệ thống pháp luật cấp tiến, linh hoạt, tôn trọng thành quả sáng tạo của con người có thể là hậu phương, đòn bẩy cho những tác phẩm đột phá, thấm đượm tinh thần tự do và cách mạng. Ngày nay, pháp luật Việt Nam vẫn còn tồn tại các bất cập khi bàn về việc hỗ trợ điện ảnh nước nhà phát triển, chẳng hạn như những quy định kiểm duyệt mang nặng tính chủ quan và thiếu minh bạch, sự thiếu hụt hành lang pháp lý sở hữu trí tuệ, tiến độ làm việc chậm trễ từ phía cơ quan nhà nước, các chính sách hỗ trợ còn hạn chế hay những thách thức từ mức thuế giá trị gia tăng hiện hành,… Những ngày xếp, đọc hồ sơ các vụ việc sở hữu trí tuệ, viết Công văn, hay thú vị hơn thì làm dịch thuật, viết thư tư vấn khách hàng và được đào tạo kiến thức thực tế nghề luật đã dạy cho tôi biết trân trọng giá trị của lao động và sự cống hiến. Tôi nhận ra rằng đúng như slogan “Always think for you”, Vietthink đã khiến tôi biết làm việc với lòng vị tha, tinh thần trách nhiệm cùng phẩm giá, và tôi tin rằng đây là nơi những con người sáng tạo có thể trao gửi niềm tin. Cho đến ngày cuối cùng của đợt thực tập, chị Vân Anh – mentor của tôi đã chia sẻ điều mà tôi cho rằng là một trong những bài học quý báu nhất tôi nhận được trên chuyến hành trình tập làm luật gia, đó là, chị luôn tin vào lòng tốt, nhân-quả và sự cho đi yêu thương. Có lẽ giống như quan niệm về đạo đức và pháp quyền trong triết học Immanuel Kant, những con người hành nghề luật cần có một tâm niệm vững vàng rằng pháp luật phải tôn trọng nhân loại như một mục đích tự thân, như một sự phản ánh luân lý tự nhiên chứ không chỉ là công cụ thực thi quyền lực để đạt được lợi ích. Pháp luật dựng xây trên tinh thần nhân văn sẽ không chỉ tôn vinh những giá trị tinh thần cao cả, như niềm đam mê, khát vọng sáng tạo của con người, mà còn tiếp thêm niềm tin về cái đẹp, cái Thiện vẫn còn hiển hiện trong lòng cuộc sống. Tới đây, tôi xin trích dẫn lời kết bài phỏng vấn của All About Movies với Cổ Động vào hồi tháng 8/2024:

ANDRÉ BAZIN - “Người khiến không ít ông thầy tu cũng phải trở thành Cinephile”
Nhà phê bình điện ảnh André Bazin (1918 - 1958) sinh ra tại Pháp, thật tiếc khi mà ông mất khá sớm ở tuổi 40, ông thuộc vào số những nhà phê bình điện ảnh quan trọng nhất trong dòng chảy lịch sử của điện ảnh đối với không ít các đạo diễn và người làm phim, Bazin đồng thời cũng được coi như người cha tinh thần của Làn sóng mới điện ảnh Pháp.

Phim nghệ thuật và sự phi thị trường
Rất buồn với cách phim "nghệ thuật" vẫn cứ bị truyền thông mấy nay rập khuôn, bởi đâu đó cứ mỗi 10 chữ được viết ra về đề tài này thì 5 chữ trong số đó lại là một sự quy chiếu của nó với “phim thị trường” hay cụ thể hơn là với những cái “không” của điện ảnh thị trường.

Wild Strawberries và tâm hồn Bergman
Ingmar Bergman nằm trong danh sách các nhà điện ảnh lớn luôn lặp lại các chủ đề đã ám ảnh tâm hồn họ vào các bộ phim. Chẳng hạn như Ozu, Hitchcock, Bunuel, Herzog hay hiện đại có Fincher, Lanthimos… Những chủ đề đó sinh ra từ những tổn thương tâm lý hoặc những suy tư sâu sắc đã theo đuổi họ từ những ngày niên thiếu, và rồi họ dành những sáng tác nghệ thuật của mình như một công cụ để chữa lành, hoặc phân tích, chứng minh nó. Với Bergman thì là sự tìm kiếm, chữa lành sự cô đơn, cái chết, nỗi lo âu hiện sinh và nỗi sợ tôn giáo.

BẠO LỰC VÀ BODY HORROR TRONG ANIME
### DIỄN CẢNH CƠ THỂ ĐÀY ĐỌA VÀ SỰ KINH HOÀNG CỦA THỂ XÁC

L'AVVENTURA VÀ ĐIỆN ẢNH GIẢI PHÓNG
Gần đây mình có dịp xem lại kinh điển L’Avventura của Michenlangelo Antonioni trong một buổi chiếu phim ấm cúng do @chi.nema tổ chức. Xem xong phim, mình và người bạn mình chỉ ra ngoài hút thuốc và không nói gì hết, không biết cảm nhận gì mà cũng không biết mình muốn nghĩ cái gì nữa, có lẽ chỉ còn có gì đó xa lánh kỳ lạ, thứ dư âm còn xót lại của bộ phim.

Diễn Ngôn về Tính Chính Trị Của Sự Trừu Tượng Trong Điện Ảnh Đồng Tính Nữ
Từ bài viết "The Politics of Abstraction” xuất bản lần đầu tiên vào năm 1992 trên tờ Women & Performance: A Journal of Feminist Theory

CU LI KHÔNG BAO GIỜ KHÓC - TỪ GÀ LÔI MÀO TRẮNG ĐẾN CU LI VÀ THIÊN THAI
Sau hành trình nửa năm xuyên suốt các liên hoan quốc tế và gặt hái được nhiều giải thưởng điện ảnh lớn, tác phẩm điện ảnh đầu tay của đạo diễn Phạm Ngọc Lân "Cu Li Không Bao Giờ Khóc" sẽ được CGV chính thức phát hành trong nước từ ngày 15/11/2024.

MỘT PALESTINE BỊ CHE KHUẤT TRONG STRANGE CITIES ARE FAMILIAR
Strange Cities Are Familiar \[tựa việt Những Thành Phố Xa Lạ Thân Quen] (2018) được thực hiện bởi nhà làm phim Saeed Taji Farouky người Anh gốc Palestine là một bộ phim về ký ức, tội lỗi và khả năng phục nguyên, lấy cảm hứng từ tiểu thuyết của Mourid Barghouti cùng những trải nghiệm cá nhân của đạo diễn. Bộ phim kể về Ashraf, một người Palestine tị nạn ở Anh hơn 30 năm, mãn nguyện với cuộc sống hiện tại của mình ở xứ tha hương bỗng dưng một ngày nhận được cuộc gọi của người bạn thân báo tin con trai anh tại quê nhà bị bắn trọng thương và cần anh phải trở về sớm. Điều từ đó đã mở banh ra những ký ức ám ảnh trong Ashraf về tổ quốc của mình: những lời hứa với người đông hương mà anh không thể giữ cùng gia đình mà anh không thể bảo vệ.

LA CHIMERA (2023): TRẦN THẾ BÀO ẢNH VÀ TỘT CÙNG TÂM LINH
Trong thần thoại Hy Lạp xa xưa, Chimera được lưu truyền và khắc hoạ là một con quái vật khạc ra lửa, với mình sư tử, thân dê cùng đuôi rắn. Dáng vẻ kiêu hùng của quái thú Chimera đã được ngự trên những bức khảo cổ thiêng liêng, tựa như một chứng nhân của lịch sử, một chương điển tích huy hoàng của thần thoại sử thi. Trong tiếng Ý, ‘La Chimera’ lại mang nghĩa ‘giấc mơ không thành hiện thực’. Dường như nhan đề mang đậm cảm hứng thần diệu đã tiên đoán và gợi mở ra một thế giới điện ảnh của những ảo mộng triền miên, một hồn phim nên thơ, cổ kính mà táo bạo, đắm say lòng người.

JEAN-LUC GODARD VÀ LUẬN BÀN VỀ PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
(Trích, lược dịch và diễn giải từ luận văn của Marcus Boon vào năm 2014 với tựa đề: “Căn cốt của Chia sẻ: Chiếm đoạt và Sở hữu trí tuệ”)

INGMAR BERGMAN: “LÀM MỖI BỘ PHIM NHƯ THỂ LẦN CUỐI CÙNG”
(Lược dịch từ bài luận của đạo diễn Ingmar Bergman vào năm 1959 về nghề làm phim. Bài luận được chia thành ba phần chính: Kịch bản, Xưởng phim và Đạo đức nghề nghiệp)