phim Việt Nam
PHẠM NGỌC LÂN CHIA SẺ VỀ TÁC PHẨM CU LI KHÔNG BAO GIỜ KHÓC
Người viết: Ette
Thực hiện bởi Daniel Eagan cho tờ The Filmmaker Magazine, chuyển ngữ bởi All About Movies
-----
Được đặt trong những con hẻm Hà Nội ngoằn ngoèo và khu chung cư chật hẹp, Cu Li Không Bao Giờ Khóc dõi theo bước chân những mảnh đời đầy biến động đan xen với nhau: Bà Nguyện (thủ vai bởi Minh Châu), một người góa phụ lớn tuổi có chồng qua đời để lại cho bà tài sản thừa kế là một con cu li, một loài linh trưởng tưởng chừng nhỏ bé từ đó mang đến nhiều rắc rối cho bà. Cháu gái Vân của bà (thủ vai bởi Hà Phương) hiện đang giúp trông quản một trung tâm giữ trẻ trên bờ vực phá sản. Chồng sắp cưới cô, Quang (thủ vai bởi Xuân An), người đang mang nhiều bấp bênh và ngờ vực về đám cưới của cả hai cũng như tương lai của anh.
Thước phim trắng đen mông mị cùng bản nhạc ái quốc trong phim làm gợi lên một không gian huyền ảo vô tận thường hiếm thấy trong điện ảnh phương Tây. Không những thế, đạo diễn và đồng biên kịch Phạm Ngọc Lân cũng thả vào trong tác phẩm nhiều những tình tiết hài hước mang tính châm biếm, phớt tỉnh, có phần tương đồng với các tác phẩm của Hong Sang-soo hay Aki Kaurismäki.
Các tác phẩm phim ngắn của Lân đã từng được chiếu ở Berlinale, Locarno, và Sundance. “Cu Li Không Bao Giờ Khóc” là tác phẩm phim dài đầu tay của anh đã danh chiến thằng hạng mục GWFF phim ngắn đầu tay xuất sắc nhất tại Berlinale năm nay, được trình chiếu ở hạng mục Panorama. Đây là hạng mục dành để giới thiệu các phim nghệ thuật độc lập được đánh giá là có góc nhìn điện ảnh sáng tạo, mới mẻ. Hôm nay tờ Filmmaker Magazine có cơ hội được trực tuyến phỏng vấn anh ở Berlinale về tác phẩm đầu tay này.
------
Filmmaker Magazine: Tại sao anh lại chọn quay bộ phim trắng đen?
Phạm Ngọc Lân : Thật ra ban đầu tôi đã không tính thế. Thế nhưng hai diễn viên chính của bộ phim, Hà Phương và Xuân An đã không may gặp tai nạn xe máy trong ngày quay đầu tiên, thế nên chúng tôi đã phải phân lịch trình quay ra dựa trên giờ giấc những ai khi ấy đang rỗi.
Vấn đề là chúng tôi đã đặt lịch và trả tiền thuê đoàn phim trước cho cả tháng, và có những thứ chúng tôi nhận ra không có sẵn cho mình khi trở lại quay. Chúng tôi phải tìm cách cắt giảm kinh phí, thế nên chúng tôi đã quyết định sẽ làm tác phẩm trắng đen. Chúng tôi thực ra ban đầu quay màu, nhưng rồi khi chuyển sang trắng đen chúng tôi đã có thể tiết kiệm rất nhiều tiền vào các khoản thiết kế mỹ thuật trong phim, như với một số màu sắc ở hậu cảnh chẳng hạn.
Filmmaker Magazine: Thế nhưng anh dường như vẫn có thể thực hiện rất nhiều cảnh quay phức tạp trên phim?
Phạm Ngọc Lân: Thời gian quay tất cả là 38 ngày. Chúng tôi thật ra không có quá nhiều vấn đề kỹ thuật gì ngoài trừ việc phải tách đoàn ra để thực hiện nhiều cảnh quay. Tôi cũng đã từng làm việc với một số diễn viên trên phim trước đó rồi nên cũng không mất lâu để chúng tôi hiểu ý nhau. Chúng tôi vẫn quay một vài lần làm mẫu trước đó. Thật ra phần khó nhất với tôi khi quay là tìm được nhịp điệu thích hợp giữa chuyển động của máy quay và diễn viên.
Filmmaker Magazine: Anh có thể nói một chút về giai đoạn casting không? Anh dường như sử dụng lẫn lộn diễn viên chuyên và không chuyên.
Phạm Ngọc Lân: Tôi muốn sử dụng kết hợp diễn viên cho các vai trẻ con, người lớn, người già, và động vật.
Filmmaker Magazine: Anh tìm kiếm điều gì ở nhân vật Vân? Anh đã giải thích vai diễn thế này cho Hà Phương thế nào?
Phạm Ngọc Lân: Ban đầu khi viết kịch bản tôi đã không dự định cho nhân vật ấy là một người khuyết tật- có thể là cho một số vai quần chúng, nhưng không phải cho nhân vật chính. Tôi biết đến Hà Phương qua một lần thấy ảnh em trên báo. Trong buổi thử vai em có nói với tôi rằng đây sẽ là bộ phim đầu tiên cô tham gia diễn xuất. Trước đây em từng rất nhút nhát, là một người hướng nội. Gia đình em đã khích lệ em thử sức làm người mẫu để em cảm thấy tự tin hơn với cơ thể và chính mình.
Buổi thử vai của chúng tôi thật chất cũng chỉ là một buổi trò chuyện thân mật cho mọi người làm quen với nhau, sau chúng tôi có cho em diễn thử một vài cảnh đơn giản để xem cách em tương tác với bạn diễn viên nam thế nào. Tôi bảo em ấy hãy nghĩ ra việc gì đấy khiến em thấy thoải mái và rồi để em lại trong phòng một mình trong vài phút. Khi tôi quay lại tôi thấy em đang tập yoga, tôi cảm nhận được một vầng hào quang ở em lúc ấy khiến tôi muốn làm việc chung với em.
Quá trình làm việc với những diễn viên khác lúc quay cũng vậy, dù mọi người cũng tự nhận thức được sẽ có những lúc chúng tôi cần hỗ trợ em việc này việc kia. Có một điều rất thú vị mà trong lúc cho diễn viên tập dượt với đạo cụ mà tôi mới nhận ra được. Có một cảnh trong phim mà nhân vật bạn trai Quang dẫn cô ra trường bắn cung. Dĩ nhiên khi ấy cô đã không thể tự cầm lấy cung tên để bắn nên anh đã phải vào hỗ trợ cô. Tôi nghĩ chi tiết ấy phần nào giúp tạo thêm một chiều sâu cho mối quan hệ của họ.
Filmmaker Magazine: Mặt khác vai diễn bà Nguyện góa phụ lại được đảm nhiệm bởi diễn viên Minh Châu gạo cội.
Phạm Ngọc Lân: Hồi đây vào năm 1997 khi tôi chỉ mới 11 tuổi, tôi có được tình cờ xem bộ phim “Người Thừa” (The Eleventh Child) của Đới Tứ Kiệt, một đạo diễn Trung Quốc gốc Pháp. Bộ phim được quay ở Việt Nam bởi một đoàn phim với diễn viên người Việt Nam - Pháp bởi nó đã bị từ chối thực hiện ở Trung Quốc. Tôi không nhớ nhiều lắm cốt truyện của bộ phim thế nào, chỉ rằng tôi đã rất ấn tượng với cô Minh Châu lúc ấy. Cô có ánh nhìn rất mãnh liệt đọng lại với tôi suốt một khoẳng thời gian dài. Diễn xuất cô mang rất nhiều sức nặng về mặt cảm xúc. Tôi đã làm việc với cô nhiều năm nay rồi, kể từ bộ phim ngắn đầu tiên của tôi vào năm 2016.
Filmmaker Magazine: Âm nhạc trong bộ phim rất hay, đặc biệt là những bài hát ái quốc anh sử dụng. Anh có đã từng quen thuộc với chúng từ trước khi còn bé không.
Phạm Ngọc Lân: Có. Chúng không chỉ được phát trên TV mà còn trên nhiều loa phát thanh trên phố.
Filmmaker Magazine: Chúng tôi cũng có nhiều bài hát yêu nước ở Mỹ, nhưng chúng tôi thường hiếm khi nào nghe chúng trừ phi là ở những trận bóng chày. Tôi không nghĩ nếu phần đông mọi người có quen thuộc với chúng.
Phạm Ngọc Lân: Chúng tôi cũng có một vấn đề tương tự như anh có thể thấy trên phim. Chúng tôi đáng ra phải có một cảnh trong phim lấy từ hình ảnh tư liệu một chương trình thực tế trên đài truyền hình quốc gia mà trong đó một người trẻ được hỏi liệu cô ấy có biết đến một bài hát cụ thể này không và cô trả lời mình không biết. Nhưng cục kiểm duyệt bắt chúng tôi phải đổi lại thành có vì họ cho rằng bài hát đó quá quan trọng để có ai không biết.
Filmmaker Magazine: Đó có phải là bài “Bài Ca Hồ Chí Minh” không?
Phạm Ngọc Lân: Phải, nó được sáng tác bởi nhạc sĩ dân ca người anh Ewan MacColl. Nó đã được dịch qua biết bao thứ tiếng rồi: Pháp, Nga, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Nhật Bản Thụy Điển và tất nhiên là tiếng Việt.
Filmmaker Magazine: Khi nhân vật bà Nguyện đi vào hộp đêm, anh đã sử dụng bài “Đôi Bờ” của Quốc Hưng trong phim.
Phạm Ngọc Lân: Những loại hộp đêm đó thường dùng để dành cho những người thuộc thế hệ cũ. Trước năm 1990, trước giai đoạn Đổi Mới, những loại hộp đêm này đã từng rất thịnh hành ở thành phố tôi lớn lên. Giờ đây chúng thường để dành cho người người cao niên muốn tìm lại sự tư do lúc trẻ. Còn giới trẻ bây giờ chắc sẽ không đến đó đâu.
“Đôi Bờ” có mối quan hệ đặc biệt với lịch sử điện ảnh Việt Nam. Nó ban đầu là một bài hát dân ca của Nga. Nó từng được sử dụng trong bộ phim Thirst của Xô Viết (Жажда, 1959, bởi Yevgeny Tashkov). Đây là thời gian khi quan hệ giữa Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa còn rất bền chặt, nên “Đôi Bờ” đã có ảnh hưởng rất nhiều lên những nhà làm phim Việt Nam bây giờ. Lời bài hát sau đấy được chuyển ngữ sang tiếng Việt bởi một cán bộ của Cục Hợp tác Quốc tế Việt Nam và một đạo diễn người Việt.
Filmmaker Magazine: Anh có thể nói đôi chút về quá trình làm việc với nhà sản xuất âm nhạc Trần Kim Ngọc?
Phạm Ngọc Lân: Tôi làm việc với Kim Ngọc, nhưng cô ấy không phải là người đã biên soạn lại những bài hát ấy. Cô đã cộng tác với Minh Đạo, một nhạc sĩ/nhà soạn nhạc từng hoạt động nhiều trong các hộp đêm như vậy ở Việt Nam từ trước những năm 1990. Kim Ngọc và tôi muốn nhạc phim mang màu sắc ấy, để gợi nhớ khản giá đến giai đoạn đó.
Phải mất rất nhiều thời gian làm việc với nhau để chúng tôi có thể ăn hợp ý nhau. Minh Đạo ban đầu có nhiều bất đồng quan điểm sáng tạo với chúng tôi vì anh cho rằng thể loại nhạc sàn anh từng những năm 90 ấy nay đã đã lỗi mốt rồi, rằng chúng không đủ tinh tế cho thời nay. Nhưng Kim Ngọc và tôi cảm nhận rằng phong cách của ấy của Minh Đạo đã quá kinh điển và rằng chúng tôi không nên chối từ nó.
Filmmaker Magazine: Những nhân vật của anh dường như không có nhiều lựa chọn trong tương lai.
Phạm Ngọc Lân: Tôi không quá chắc về điều đó. Ở Việt Nam, tính chất tập thể xã hội đã từng là nền tảng cấu thành những thể chế trong gia đình chúng tôi. Nhưng những thể chế ấy đang dần sụp đổ, và xã hội chúng tôi hiện đang trải qua một giai đoạn chuyển biến. Có thể chúng tôi đang dần một Tây hóa hơn, hay chúng tôi chỉ đang đơn thuần nối theo bước chân những đất nước châu Á đã phát triển hơn như Hàn Quốc hay Nhật Bản. Điều tôi muốn thể hiện trên phim là một cảm xúc lấp lửng đến từ việc ở trong một cơn khủng hoảng đang dần phình to ấy. Một điều cũng quan trọng không kém khác là việc thể hiện nên sự ngây thơ của những tuyến nhân vật này, điều tôi cho là rất quan trọng để tồn tại.
Filmmaker Magazine: Trong giai đoạn chuyến biến ấy quá khứ thường bị quên lãng đi, để lại sự hoài niệm mà đôi lúc có phần không chính xác.
Phạm Ngọc Lân: Tôi nghĩ điểm chung với nhiều bộ phim Đông Nam Á hiện nay là đề tài về sự phát triển kinh tế xã hội ở nhiều nơi. Chúng ta nên cẩn thận hơn khi sử dụng từ “phát triển” như vậy vì nó đôi lúc cũng có thể mang nghĩa đang hủy diệt điều gì đó trong quá khứ.
Ký ức không chỉ đến từ sự tương tác giữa người với nhau mà còn là với môi trường vật chất xung quanh họ. Chúng là những điều đang bị đánh mất. Giả sử bạn đến thăm Hà Nội và ở trong một khách sạn nào đấy. Khi bạn quay lại một hai năm sau gì đó bạn có thể thậm chí còn không nhớ nó ở đâu hay khu phố xung quanh nó thế nào. Rạp chiếu phim cũ nơi chúng tôi quay những cảnh hộp đêm đã bị phá bỏ trước khi chúng tôi kịp hoàn thành hậu kỳ cho bộ phim này.
Filmmaker Magazine: Cu Li có chỗ đứng thế nào trong thị trường phim Việt Nam bây giờ?
Phạm Ngọc Lân: Hiện ở Việt Nam có ba thể loại phim: phim thương mại, phim độc lập, và phim nhà nước. Có rất ít khản giả cho những loại phim nhà nước nhưng họ vẫn bỏ rất nhiều tiền ra để sản xuất chúng. Thị trường phim thương mại hiện đang phát triển rất nhanh. Việt Nam là một trong hai nền công nghiệp điện ảnh đang phát triển nhanh nhất chỉ sau Indonesia. Thể loại phim được ưa chuộng nhất vẫn là phim gia đình, rồi đến phim kinh dị. Chúng tôi vẫn chưa thực sự cạnh tranh với phim hành động và khoa học viễn tưởng của Hollywood.
Phim độc lập dường như không có chỗ đứng trong thị trường điện ảnh. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng chúng tôi vẫn được hưởng lợi phần nào từ sự thành công của các bộ phim thương mại. Thế nên hiện nay chúng tôi đã bắt đầu có thêm nhiều các bộ phim độc lập được thực hiện.
Filmmaker Magazine: Anh tìm kinh phí sản xuất cho bộ phim thế nào?
Phạm Ngọc Lân: The World Cinema Fund là quỹ điện ảnh đầu tiên hỗ trợ về tài chính cho bộ phim của tôi. Sự tham gia của họ giúp chúng tôi tìm được thêm nhiều những nguồn tài trợ khác. Được quay lại Berlinale như thể như được viếng thăm một người bạn cũ. Họ có niềm tin vào tôi thậm chí ngay trước khi tôi đã nghĩ rằng mình có thể làm phim. Không những các bộ phim ngắn cũ của tôi cũng đã từng được chiếu ở đây, mà những chủ đề trong Cu Li Không Bao Giờ Khác có cũng liên quan đến Đông Đức xưa. Tôi cho rằng có một sự liên hệ rất lớn giữa Berlin và Việt Nam.
----
8/4/2024
Ủng hộ All About Movies
Đóng góp cho các tay viết của AMO
hàng tháng
chỉ từ 10K VNĐ