phỏng vấn
Sự Giải Phóng Của Phụ Nữ Và Hành Trình Phiêu Lưu Trong Một Thế Giới Mộng Mơ
Người viết: All About Movies
Behind Those Walls (Đã Bảo Rồi Mà Dương) là một tác phẩm thể nghiệm được thực hiện bởi nghệ sĩ hình ảnh Trấn Phước Hải Quỳnh. Mang bối cảnh vào đại dịch COVID-19, hai cô gái đặt ra những câu hỏi về cuộc sống hàng ngày và những điều lạ kỳ đằng sau bức tường nơi họ sống, nơi mà họ không thể chạm tới.
Những cô gái ao ước biết được đằng sau bức tường là gì và họ không thể sống bình yêu cho tới khi có câu trả lời cái gì đang làm phiền cuộc sống của họ. Phần nào mang hơi hướng phim Daisies của Věra Chytilová nhưng được tái dựng trong một thế giới của video phông xanh và tình yêu dành cho những điều vớ vẩn.
Sinh năm 2003, Trần Phước Hải Quỳnh hiện là sinh viên tại Đại học Fulbright, TP.HCM. Từ nhỏ, cô đã luôn khám phá bản thân thông qua những dạng thức nghệ thuật khác nhau như hội hoạ, âm nhạc và sân khấu. Lớn lên trong lòng văn hoá Hà Nội và ngôn ngữ tiếng Pháp, cô ảnh hưởng sâu sắc bởi cả văn hoá của Đông Nam Á và Pháp.
Nghệ thuật của cô khám phá mối quan hệ giữa đồ vật và không gian của chúng, với trọng tâm đặt vào các thế giới siêu thực. Ở đó, cô có thể biểu đạt một cách bản năng những chủ đề cô cảm thấy kết nối nhất, gồm, những sang chấn ấu thơ, sự chứng kiến toàn cầu hoá, quan sát của cô về những người phụ nữ Việt Nam bao gồm cả bản thân cô trong xã hội.
----------
𝐀𝐌𝐎: Bạn có thể nói một chút về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm không?
𝐇𝐀𝐈 𝐐𝐔𝐘𝐍𝐇: Mình làm phim này vào dịp Tết nguyên đán trong đợt giãn cách, vị trí mình hay ngồi là ở trước cửa sổ phòng mình, trước cửa có view một bức tường tạo từ các tòa nhà hàng xóm mà chỉ thấy trời bên trên chứ không biết được đằng sau là chỗ nào, từ bé mình đã luôn tự hỏi đằng sau đó có gì nhưng chưa từng 1 lần khám phá ra, vị trí này tạo cho mọi người cảm giác mắc kẹt, điều này làm mình liên tưởng tới sự mắc kẹt tương tự của phụ nữ trong chính không gian domestic mà họ đang sống.
Thời gian viết kịch bản mất 2 ngày, sau đó mình liên hệ bạn mình là Thùy dương, địa điểm quay phim là nhà mình, tới quay phim trong vỏn vẹn 1 ngày, sau đó mãi đến tháng 6 sát deadline nộp phim của Saigon Experimental Film Festival, mình mới lôi materials quay được ra edit trong vòng 1 ngày và nộp trước hạn 1 phút.
𝐀𝐌𝐎: Tác phẩm có cảm giác như rất mở và phóng túng, nên chúng mình cũng khá muốn biết liệu có bao nhiêu phần trong thoại của phim là ứng biến và bao phần là được biên soạn sẵn?
𝐇𝐀𝐈 𝐐𝐔𝐘𝐍𝐇: Cấu trúc của phim phản ánh lại dịch tạo lên mọi người những phản ứng như thế nào. Chính vì việc ở trong dịch lâu và bí bức quá nên đầu óc của mọi người nói chung bị kẹt ở trong trạng thái mọi thông tin lặp đi lặp lại.
Mình nhớ hồi giãn cách là năm nhất đại học, nội dung mình phải học online có bao gồm nhiều readings về chủ đề đao to búa lớn và rất academic nữ quyền, sau đó giải tỏa bằng mắc kẹt trong vòng lặp vô tận của scrolling the internet và đọc memes, có rất nhiều memes về khoa học, và gần như mình bị ám ảnh.
Có thể hình dung bằng ngôn ngữ nhưng lại chưa được trải nghiệm bao giờ. Sự mắc kẹt này cũng giống sự mắc kẹt của 2 nhân vật chính và sự mắc kẹt của phụ nữ. Lí do mình dùng nhiều loại ngôn ngữ cho vào phim cũng để mô tả làn sóng học thêm ngoại ngữ của phụ huynh vn ảnh hưởng lên đầu óc gây nên sự lẫn lộn ngoại ngữ như thế nào.
Tảo biển mới là nguồn cung chính của oxy là một sự thật ít ai biết, việc học là để khai sáng tâm hồn và vì dịch nó trở thành 1 routine. Mình tìm được chất poetry trong những dòng thông tin đó, nên mình muốn cho những fact mà mình thấy bất ngờ vào trong đoạn phim của mình.
𝐀𝐌𝐎: Có những sự thay đổi thể nào về câu truyện trong tác phẩm từ lúc lên ý tưởng đến khi hậu kì không? Các bạn vừa lên ý tưởng trong lúc vừa quay vừa dựng hay vẫn có một quy trình phải sản xuất?
𝐇𝐀𝐈 𝐐𝐔𝐘𝐍𝐇: Gần như không có screenplay hay storyboard nhất định từ trước mà bọn mình tự improvise hoàn toàn trên set. Phần ghép phông xanh mình tự edit bằng một nửa footages quay ở hà nội, và một nửa quay random ở Sài gòn khi mình vào kì 2 đại học.
𝐀𝐌𝐎: Không biết các bạn Thùy Dương co-starring và Diệu Linh quay phim đã có những đóng góp sáng tạo thế nào đến hướng đi cũng như ý tưởng của phim?
𝐇𝐀𝐈 𝐐𝐔𝐘𝐍𝐇: Thùy Dương diễn và cũng là 1 họa sĩ ở ngoài đời, bạn ấy phụ trách hầu hết phần vẽ minh họa trong phim như backdrop cảnh ở thế giới bên kia, lò vi sóng, hoa sen.. dựa theo theme về tâm linh truyền thống ban đầu, bạn tự sáng tạo. Trần Phước Diệu Linh là em gái mình, do không có ai quay nên mình nhờ nó quay cho còn lúng túng nên chất lượng hình ảnh cũng chỉ ở mức tạm được.
𝐀𝐌𝐎: Chúng mình cảm giác như tác phẩm dường như đề cập đến nhiều đề tai có phần nghiêm túc như về vai trò phụ nữ, vi sự giám sát, nhưng nó lại được truyền tải dưới một lăng kính của phần mỉa mai, hóm hỉnh, không biết tại sao các bạn chọn đây là lối diễn đạt thích hợp cho những điều này?
𝐇𝐀𝐈 𝐐𝐔𝐘𝐍𝐇: Mình đạo diễn phim này theo kiểu kịch, nên việc cảm nhận không gian khi diễn là tiên quyết. Mình muốn xâu chuỗi không gian với các nhân vật. Ngoài ra, mình cũng có liên tưởng sâu đậm tới đôi găng tay cao su rửa bát hàng ngày.
Nên rằng 2 nhân vật chính đeo găng suốt chiều dài bộ phim để ẩn dụ cho việc họ bị mắc kẹt trong trạng thái rửa bát và làm việc nhà suốt ngày. Hội thoại về vai trò phụ nữ ở việt nam còn rất ít và vẫn tồn tại dưới dạng câu đùa, giai thoại châm chọc, hài hước, cho nên mình nghĩ cách diễn đạt của mình phù hợp với điều này.
Cái kết cho sự giải phóng của phụ nữ vẫn là cái kết mở, dường như chưa có sự hình dung nào tưởng tượng ra được khoảnh khắc khi họ phát hiện những giới hạn đang ràng buộc mình, điều gì xảy ra khi họ nhận ra sức mạnh nội tại và sẽ làm gì khi biết họ đang không đấu tranh 1 mình.
𝐀𝐌𝐎: Cảm giác như trong các sáng tác của bạn không riêng gì Behind Those Walls thường mang những ảnh hưởng nhất đinh trong phong cách từ những thẩm mỹ Internet, không biết bạn có thể nói thêm về những dấu ấn này trong nghệ thuật của bạn không?
𝐇𝐀𝐈 𝐐𝐔𝐘𝐍𝐇: Mình dùng Internet khá muộn so với mọi người, đến lớp 12 mình mới được mua điện thoại. Phim ra có màu như vậy vì do là sản phẩm low-budget, amateur nên mới nhìn raw. Chắc là cách làm phim behind those walls bị ảnh hưởng bởi cách dùng Internet của gen Z người Việt nói riêng so với sự tiếp cận Internet chung của thế giới, từ Sóc Nhí cho tới tiktok Trung quốc, cảm quan riêng , những phim hoạt hình của việt nam hồi xưa đều là cảm hứng để hình thành nên composition của aesthetic trong phim,
Chứ found footages, Internet aesthetic thì không phải đâu vì so với sự pha trộn trên internet mà chỉ ưu ái những nền văn hóa chiếm ưu thế, thì sự bão hòa của toàn cầu hoá công bằng hơn với mọi nền văn hoá, và vẫn có sự chuyển động chứ không glitch, mình muốn tìm ra màu riêng của perception của người việt đương đại.
Ngoài ra, mình còn xem rất nhiều phim Hàn quốc, các cô gái trong K-dramas luôn giữ những bí mật cho riêng mình và coi sự bí ẩn là nét quyến rũ không bộc lộ. Ở vị trí bị động của con gái, việc khám phá ra những bí mật là sự chủ động, là cuộc phiêu lưu trong thế giới mộng mơ, mình được inspire bởi những điều này.
𝐀𝐌𝐎: Ngoài ra có có những nguồn cảm hứng nào trong phong cách nghệ thuật của bạn không?
𝐇𝐀𝐈 𝐐𝐔𝐘𝐍𝐇: Âm nhạc là thước đo chính cho bộ phim này, ban đầu mình được nghe bài hát accordion của yann tier sen trước, xong tưởng tượng ra cảm giác được chạy và được giải thoát, sau đó mình mới quyết định quay cảnh quay ghép vào với nhạc. Các đoạn còn lại của phim mình cũng edit theo pacing của nhạc được chọn.
𝐀𝐌𝐎: Chúng mình có thể xin top 4 phim (hoặc video) bắt buộc phải xem trước khi chết?
𝐇𝐀𝐈 𝐐𝐔𝐘𝐍𝐇: Himizu của Sono Sion, Ritual của Hideaki Anno, Force Majeure của Ruben Ostlund, Possession (1981)
𝐀𝐌𝐎: Cảm ơn bạn đã dành thời gian trò chuyện cùng chúng mình. All About Movies xin được chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công trong những dự án tiếp theo!
---
Tác phẩm “BEHIND THOSE WALLS (ĐÃ BẢO RỒI MÀ DƯƠNG)” sẽ được chiếu trong khuôn khổ All About Shorts #3 vào lúc 19h30 hai ngày T7-CN tuần này (19-20/10/2024)
Ủng hộ All About Movies
Đóng góp cho các tay viết của AMO
hàng tháng
chỉ từ 10K VNĐ