
Đạo diễn Đặng Nhật Minh và sinh viên điện ảnh năm 2008.
Vào thời gian gần đây dưới nhiều hoàn cảnh đặc biệt mà chúng mình có dịp được tiếp cận lại với một số bài viết và văn bản cũ trong các ấn phẩm giấy cũng như diễn đàn mạng bởi nhiều người, hiện là nhà báo, giảng viên, những nhà làm phim, nhưng cũng từng một thời là những người đơn thuần có tình yêu cho điện ảnh có thực hành viết lách về phim - những 'cinephila' đời đầu theo một cách nói nào đó.

VỊ THẾ CỦA PHỤ NỮ TRONG NGÀNH SẢN XUẤT PHIM ẢNH THỜI KỲ ĐẦU
Nhân ngày Quốc tế Phụ Nữ, All About Movies xin được tặng mọi người bản dịch của bài viết bởi Alice Guy-Blanché, một trong những nhà làm phim nữ đầu tiên của nền điện ảnh thế giới.

Anora và Midnight Cowboy, Hai Thế Hệ Oscar Xuất Sắc và Câu Chuyện Sex Worker
Chiến thắng của Anora (2024) tại giải Oscar gần đây phần nào khiến mình liên tưởng đến tác phẩm Midnight Cowboy (1969) cũng tương tự để lại dấu ấn lớn trong lễ trao giải năm 1970 với chiến thắng ở 3 hạng mục lớn bao gồm kịch bản (chuyển thể), đạo diễn cùng phim xuất sắc nhất.

FLOW (2024): CHẲNG PHẢI MỘT PHEN XƯƠNG BUỐT LẠNH?
Flow (2024) đã không kể lên một câu chuyện có con người, thế nhưng lại thấm đượm những trăn trở sâu thẳm nhất của kiếp nhân sinh: đó là sinh tồn, diệt vong, là lòng trắc ẩn cùng một ý chí siêu thường trước dòng chảy miên viễn chuyển dịch của tạo hoá. Một thước phim không lời với vẻ đẹp chân phương, bình dị, trong trẻo và trẻ thơ – Flow như đưa ta trôi đi trong ánh sáng trường cửu của một tình thương bao la giữa các chúng hữu tình. “Một cuốn sách đọc bởi một ngàn người khác nhau là một ngàn cuốn sách khác nhau.” – và có lẽ, một bộ phim đơn thuần cũng có thể hoá thành muôn hình vạn trạng dưới những xúc cảm và tâm tư riêng của mỗi người xem. Nghệ thuật đã hiện diện và lớn lên như thế tự muôn thuở nhân sinh. Dẫu đạo diễn Gints Zilbalodis đã nhấn mạnh tính vô tình và ngẫu nhiên của tác phẩm, song không thể phủ nhận, rằng với dáng dấp hồn nhiên, Flow vẫn gợi lên nhiều suy tưởng thông qua tầng tầng lớp lớp những hình ảnh đậm chất biểu tượng. Yếu tố Nước dường như hoá thân thành một nhân vật chủ chốt của bộ phim, thâm trầm mà dữ dội, dịu dàng mà vô tình tuyệt đối. Tựa như cơn Đại hồng thuỷ vô biên cuốn phăng đi mọi thứ trên dòng chảy của nó, Nước vừa là khởi nguyên, vừa là sự huỷ diệt, đồng thời cũng là biểu tượng linh thánh của sức mạnh, sự thanh tẩy và tái sinh. Con thuyền nhỏ bé trung chuyển những sinh linh sống sót của Flow hiện lên như một ẩn dụ về con tàu Noah trong Kinh Thánh, về một bóng hình lẻ loi giữa cơn cuồng nộ bạo tàn của thiên nhiên, gánh trên vai khát vọng sinh tồn và niềm hy vọng về một khởi đầu mới. Giữa chuyến viễn du khải huyền, ánh nhìn trung tâm được hướng đến một chú mèo đen nhỏ bé, và như dân gian xưa kia vẫn bao đời truyền tụng: “Cửu mệnh quái miêu” – chú mèo của Flow là sinh vật đã lạc trôi qua thập tử nhất sinh, đã gục ngã thảm bại giữa bão táp phong ba, để rồi mỗi lần sống sót, nó như được tái sinh với sự tinh anh tươi mới, với bản năng sắc bén và một ý chí kiên cường hơn. Thế giới trong Flow không có con người, thế nhưng dáng hình và hơi thở của chúng nhân vẫn hiển hiện qua những bức hoạ, kính thiên văn, bức tượng thờ và quả cầu pha lê – những dấu tích mờ phai của một cuộc di tản, hay phải chăng là một nền văn minh đã lụi tàn? Giữa những dư ảnh câm lặng của một cuộc suy vong, ta bỗng thoáng mường tượng về thế giới loài người nơi đây – một cõi nhân gian vang bóng nền văn minh Ai Cập cổ đại cùng những huyền thoại phương Đông, đã từng thờ phụng loài mèo như kẻ dẫn đường trong cõi u huyền, như lằn ranh thiêng liêng giữa sinh và tử, như biểu trưng cho trí tuệ và sự tái sinh. Ẩn dưới lớp bụi mù mịt của thời gian, những quả cầu pha lê xuất hiện tựa như muôn vì sao sáng, kính thiên văn còn hướng về tinh vân huyền hoặc – tất cả giống như một lời nguyện cầu dang dở, giống như một thoáng của đức tin, đã từng bám víu vào sự tồn tại, đã từng khát vọng tìm ra ánh sáng vượt lên bóng đêm hư vô thăm thẳm của diệt vong. Flow đã vẽ nên một thế giới thiếu đi bóng dáng con người nhưng lại ngập tràn nhân tính. Đến với cõi phiêu lãng ấy, ta vẫn tìm thấy hơi thở của trẻ thơ thuần tịnh, của những hoài niệm ngây ngô thông qua một vẻ dí dỏm rất riêng trong phim hoạt hình và cả bóng dáng những nguyên mẫu Jungian. Những sinh vật trong phim, dù được nhân hoá với trí thông minh và sự khéo léo đáng kinh ngạc, vẫn giữ nguyên những bản năng sơ khai nhất của giống loài. Chú mèo như người lữ hành nhút nhát, lặng lẽ quan sát thế gian. Capybara như một kẻ phiêu du điềm đạm, lười biếng mà an nhiên không chút ưu sầu. Chú chó lại háo hức trên chuyến hành trình nguy nan và kết giao với mọi sinh vật. Vượn cáo thì mê mẩn trước những món đồ lấp lánh, tựa như một kẻ canh giữ kho báu của những phép màu vụn vặt. Còn chim thư ký lại đạo mạo, trang nghiêm mà kiêu bạc, như thể một vị tiên giáng trần, một hiệp sĩ giữa điêu tàn hoang sơ. Có thể nói, Flow đã không tái hiện một thế giới ta vẫn hằng quen thuộc, mà vẽ nên một thực tại vừa xa lạ, vừa gần gũi, nơi muông thú gồng gánh trên vai những trách nhiệm của con người, chèo lái con thuyền giữa thuỷ vực mênh mang, và rồi làm anh hùng, làm hiệp sĩ, bảo vệ kẻ yếu, cùng nhau kiếm tìm sự sống giữa cuộc suy vong. Ta bắt gặp trong Flow một thứ tình chẳng hề nao núng trước bão giông, một lòng thương vô biên giữa chúng hữu tình, một thiện căn bền bỉ, một sự gắn kết vượt trên giống loài, giới hạn. Đó là tình bạn hữu thiêng liêng, không lời giữa những sinh thể khác biệt, là sự chở che nghĩa hiệp, cao cả giữa những kẻ cơ cực lạc lối. Và rồi, đến phân cảnh cuối phim, khi chú mèo cùng những người bạn hành trang nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của chính mình nơi làn nước trong vắt, Flow đã chạm đến một khoảnh khắc thần diệu – một sự diện kiến trước linh hồn bản thân, với sự hữu hạn của kiếp sống và vòng xoay bất tận của sự tồn tại. Đối nghịch với cách nhân loại ngàn đời vẫn gồng mình chế ngự, thống lĩnh, huỷ diệt thiên nhiên, Flow, đúng như cái tên của mình, lại cất lên một tiếng gọi chấp thuận đầy nhu hoà, một sự cân bằng, nhất thể thấm nhuần giáo lý phương Đông vào cái bất biến, vào dòng chảy vô thường của kiếp phù sinh. Tiếng linh dương báo hiệu một cơn sóng thần, hay một vòng lặp mới đang cận kề, thế nhưng sau tất cả, chỉ còn một tâm thế sẵn sàng – sẵn sàng cho sự chuyển dịch, cho những biến thiên vô định và cho một lần tái sinh nữa, như chính quy luật vĩnh hằng của tự nhiên. Quy hồi vĩnh cửu – và tới đây, sấm ngôn vang vọng qua linh hồn Nietzsche: “Đời sống này, y như người đang sống và đã sống đến nay, ngươi phải bắt đầu sống trở lại nó và cứ bắt đầu trở lại y như thế mãi mãi không thôi… Sự đau khổ nhỏ bé nhất, nỗi khoái lạc nhỏ bé nhất, tư tưởng nhỏ nhặt nhất, tiếng thở dài mây khói nhất, tất cả mọi sự trong cuộc đời mi đều sẽ quay về lại với mi, tất cả những gì tuyệt vời cao đại và tất cả những gì nhỏ bé vô song…” – chỉ Trẻ thơ mới chuyển những lời sấm sét điêu linh ấy thành Yêu thương. Không phải im lặng nhẫn nhục trước những gì xảy đến, mà còn đối diện với chúng bằng sự sẵn sàng chấp thuận, và tối cùng nhất, bằng một cái tình thanh khiết vô biên. Ta nhớ đến khoảnh khắc chim thư ký bay vào không gian huyền diệu của sao trời tinh vân – một sự chuyển sinh vượt thoát trầm luân, một sự khai sáng của tâm linh siêu việt, sau khi đã vẹn toàn lý tưởng Siêu nhân, anh hùng:

TÂM LÝ NHÂN VẬT - LAURA PALMER trong TWIN PEAKS: FIRE WALK WITH ME
Laura Palmer, hoa khôi xinh đẹp, con gái cưng của gia đình, thiếu nữ ngoan hiền được cả thị trấn yêu quý, chẳng may qua đời vào năm 17 tuổi. Thi thể của cô được bọc trong túi nylon, trôi dạt vào bờ sông hoang hoải, lạnh lẽo sau sau nhiều ngày mất tích. Da thịt của cô tím tái, trương phồng lên vì thấm nước. Đất cát lấp đầy hốc mắt và khoé miệng cô. Cái chết bí ẩn và đau thương của Laura vừa là khởi đầu, vừa là động lực phát triển cho series truyền hình Twin Peaks (1990 - 2017) huyền thoại của David Lynch và Mark Frost. Theo chân đặc vụ FBI Dale Cooper điều tra vụ án, người xem được đắm chìm vào một thế giới kí bí, mộng mị, đậm chất film noir và gu hài hước phi lý, nơi vẻ đẹp huyền hoặc của Laura Palmer hiện diện và len lỏi trên mọi cung đường, nẻo dốc.

Chúng Tôi Yêu Luk Hồ Hải My
Hồi còn học cấp 3, mơ mộng chuyện làm phim nhưng chưa có sự kết nối nào với cộng đồng filmmakers ở Việt Nam, mình có nhắn tin hỏi Luk Hồ Hải My xin được xem ké phim LOVELINE của chị. Đó là phim ngắn đầu tiên mình xem của một tác giả Việt, và đến giờ dù đã có cơ hội được xem và làm quen được với nhiều anh chị trong ngành hơn, LOVELINE và chị My vẫn là một ấn tượng được mình lưu giữ trang trọng trong lòng.

CHÙM PHIM NGẮN ALL ABOUT LOVE | ALL ABOUT LUK HỒ HẢI MY
Tháng Hai là tháng nồng thắm của tình yêu lứa đôi, và hòa cùng bầu không khí lãng mạn mê say ấy, All About Movies xin giới thiệu đến các bạn 5 tác phẩm rất đỗi đặc biệt từ đạo diễn Luk Hồ Hải My. Năm thước phim lung linh, năm câu chuyện về vẻ đẹp muôn hình vạn trạng của tình yêu, về những rung động mong manh, những con người gieo cho ta thương nhớ, rồi lặng lẽ đến và đi qua cuộc đời. Có những tình yêu sẽ đơm hoa, có những mối duyên sẽ lụi tàn qua năm tháng, nhưng tất cả đều sẽ hóa thành những mảnh ký ức ngọt bùi, để rồi từ chính những hoài niệm ấy, ta mới trở thành chính mình của ngày hôm nay. Tình yêu tự muôn thuở vẫn huyền hoặc và mong manh. Có khi chỉ vì yêu mà ta phải tranh đấu đến cùng cực, hay có khi cũng chỉ vì yêu theo cách cao thượng, vẹn toàn nhất, ta phải học cách buông tay.

“LÀN SÓNG KHÔNG TỰ ĐẾN, NÓ LÀ CÂU CHUYỆN CHUNG CỦA TẤT CẢ MỌI NGƯỜI”
Trong buổi tọa đàm diễn ra vào ngày 17 vừa qua tại Dcine Bến Thành, trong khuôn khổ Xinê Xem Fest, thực trạng và tương lai của điện ảnh Việt đã được thảo luận trực tiếp: từ những thành công nhỏ lẻ mà các nhà làm phim Việt đã đạt được trước thềm các liên hoan quốc tế đến những vấn đề cơ cấu đa dạng về thị hiếu khán giả, chính sách nhà nước, và tài nguyên trong nước, tạo ra không ít rào cản cho sự phát triển của các tiếng nói độc lập nói riêng và ngành điện ảnh nói chung.

"ĐẾN LÚC NGHĨ VỀ VIỆT NAM KHÔNG GẮN VỚI CHIẾN TRANH, HAY PHỞ’
Phỏng vấn với đạo diễn Dương Diệu Linh và sản xuất Tan Si En của Mưa Trên Cánh Bướm

VIỆN HÀN LÂM CÔNG BỐ ĐỀ CỬ OSCAR 2025
Lễ công bố đề cử Giải thưởng Viện Hàn lâm lần thứ 97 đã được tổ chức diễn ra, với phim "Emilia Pérez", "A Complete Unknown" và "Conclave" dẫn đầu về số lượng đề cử. Việc công bố này diễn ra sau hai lần trì hoãn do cháy rừng tại Los Angeles.

NHỮNG GỢN SÓNG NHỎ ĐỂ ĐÁNH SÓNG LỚN
Vào ngày 17-19/01 vừa qua tại TP. HCM, chương trình Xinê Xem Fest 2024 đã diễn ra liên tục trong suốt 3 ngày cuối tuần với hàng loạt sự kiện, bao gồm trình chiếu phim ngắn, project market và các buổi tọa đàm điện ảnh.

Cố Đạo Diễn David Lynch Bị Lầm Tưởng Là Một Vị Thần Ở Ấn Độ
Nhân kỷ niệm sinh nhật David Lynch, mình xin dịch lại một câu chuyện thú vị do nhiếp ảnh gia người Anh Tanmay Saxena kể lại trên Instagram của anh:\

MULHOLLAND DRIVE VÀ SỰ TAN VỠ GIẤC MƠ MỸ
David Lynch được tờ Guardian của Mỹ mệnh danh là “đạo diễn của giấc mơ”. Ông có biệt tài thâm nhập vào hang cùng ngõ hẻm của tâm trí con người, phân mảnh những hình dung, tưởng tượng, ám ảnh sâu kín nhất, để từ đó ghép chúng lại thành một tổng thể mang hàm nghĩa chính trị, xã hội, và triết học rộng lớn hơn. Ẩn sâu trong vẻ đẹp siêu thực, huyền bí của các tác phẩm của Lynch chính là ý niệm bi thương và xuyên [](<>)suốt về sự tan vỡ của “Giấc mơ Mỹ”.\ \ “Giấc mơ Mỹ”, hay “The American Dream”, nói đến hệ giá trị tự do - bình đẳng - dân chủ, cho rằng bất cứ ai cũng có cơ hội đạt được thành công trên đất nước Hoa Kỳ thông qua tài năng, nỗ lực và sự quyết tâm. Liệu “Giấc mơ Mỹ” có phải là điều có thể chạm tới được hay chỉ là ảo tưởng của những kẻ ngây thơ? Đây là câu hỏi trung tâm trong nhiều bộ phim kinh điển của điện ảnh Mỹ dù mang hàm ý cổ suý hay phê phán. Với David Lynch, ông có cách rất riêng để khám phá, phản biện, bác bỏ, và định nghĩa lại “Giấc mơ Mỹ” qua Mulholland Drive (2001).\ \ Mulholland Drive được BBC bình chọn là bộ phim hay nhất của thế kỷ 21 do có cốt truyện đa tầng đa nghĩa, gợi mở nhiều cách diễn giải cho khán giả. Theo cách giải thích phổ biến nhất của các nhà phê bình, tác phẩm có thể được chia ra làm hai phần: phần thứ nhất là ảo mộng, phần thứ hai là “đời thực”. Diane Selwyn (Naomi Watts) là một diễn viên trẻ với ước mơ đạt được thành công tại Hollywood. Tuy nhiên, tất cả tham vọng và hoài bão của cô sớm bị dập tắt bởi sự khắc nghiệt của ngành công nghiệp điện ảnh. Không thể đối mặt với thực tại, cô trốn thoát vào thế giới hoàn hảo của những mơ tưởng. \ \ Trong phần thứ nhất của bộ phim, Diane vào vai phiên bản lý tưởng của mình dưới cái tên Betty Elms, một cô đào mới nổi với sự nghiệp thuận buồm xuôi gió cùng mối tình chớm nở với người đẹp bí ẩn Rita (Laura Harring). Khi ấy, Los Angeles trở thành phông nền cho cuộc đời trong mộng của Diane qua những cảnh quay soft focus huyền ảo và thủ pháp dựng phim cross-fade. Ánh sáng hoa lệ của thành phố bao bọc lấy Diane như một cái bẫy ngọt ngào, dần lôi cuốn cô vào những góc tối lẩn khuất. Ở phân đoạn Club Silencio, ảo thuật gia (Richard Green) đã lặp lại câu thần chú "No Hay Banda" (Không có ban nhạc nào cả). Tất cả chỉ là ảo ảnh. Và mọi cung đường của bộ phim đều đưa Diane Selwyn lẫn người xem về với thực tế nghiệt ngã. \ \ Bước ngoặt trong phần thứ hai là khi Diane chứng kiến người tình của mình, Camilla Rhodes (phiên bản “đời thực” của Rita), tình tứ với đạo diễn ngay giữa phim trường. Đó là lý do tại sao Camilla được đảm nhận vai chính nổi bật, còn Diane phải đóng vai phụ mờ nhạt. Lúc này, máy quay lột tả trần trụi những giọt nước mắt vỡ mộng và căm hận của Diane trước bản chất suy đồi của Hollywood. Ở đó, thứ quyết định thành bại của một nữ diễn viên không phải là tài năng, mà là sự trao đổi thân thể với những nhà sản xuất quyền lực và những đạo diễn máu mặt để đổi lấy thăng tiến trong sự nghiệp. \ \ Tất cả sự phản bội và tuyệt vọng đó đã đẩy Diane rơi vào trạng thái tâm lý điên loạn, mất định hướng. Khi ấy, “Giấc mơ Mỹ” về thành công viên mãn chỉ là viển vông. Thế nhưng, cơn ác mộng về sự thất bại và dở dang là có thật. Trong phỏng vấn với The Criterion Collection, David Lynch đã nói về Diane như sau: “Cô gái đặc biệt này nhìn thấy những thứ cô ấy muốn, nhưng không thể có được chúng. Bạn có thể có tài năng và những ý tưởng vĩ đại nhất, nhưng nếu cánh cửa số phận không mở ra, bạn sẽ không còn may mắn nữa.” Ông cho rằng thành công của người nghệ sỹ phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như cơ hội, may mắn, và số phận. Quan điểm này đi ngược lại hoàn toàn với giá trị cốt lõi của “Giấc mơ Mỹ” khi nó nhấn mạnh vào các yếu tố chủ quan như thực lực, quyết tâm và ý chí tự do. \ \ Mang vẻ đẹp huyền hoặc và đau thương, Mulholland Drive (2001) là một bức mosaic cấu thành từ những mảnh vỡ của “Giấc mơ Mỹ”. Không những vậy, bộ phim còn gợi lên chiêm nghiệm sâu xa hơn về thân phận con người. Phải chăng ý chí tự do của chúng ta luôn phải chịu khuất phục trước bàn tay toàn năng của số phận? Phải chăng những gì đẹp đẽ nhất đều chỉ tồn tại trong ảo tưởng, còn hiện thực thì luôn hẩm hiu, bạc bẽo? Phải chăng đời người chỉ là cơn ác mộng dài của những hoài bão dở dang và ý tưởng không thành hình? David Lynch không đưa ra câu trả lời cụ thể cho những câu hỏi trên. Mà có lẽ cũng chẳng có câu trả lời nhất định nào cả. Bởi vì, giống như những bộ phim của ông, cuộc sống có nhiều điều bí ẩn hơn là những lời giải đáp. Điều này đòi hỏi khán giả phải tiếp tục đàm luận để tìm ra đáp án cho câu đố sống động, bất hủ mang tên David Lynch.

Những phim của Dương Diệu Linh - Một Bài Tập Với Bản Thân Thực Hiện Suốt 10 Năm
Câu chuyện của "Mưa Trên Cánh Bướm" với phần lớn công chúng có thể được nói bắt đầu từ năm 2019 tại một buổi pitching trong hội thảo Hiệp hội Điện ảnh và Đại Sứ Quán Mỹ, khi dự án này của Dương Diệu Linh đã vượt qua 25 dự án triển vọng khác để đoạt giải nhất. Còn được biết đến với cái tên "Chuyện Săn Giai" (Man Hunting) vào thời điểm bấy giờ, câu chuyện của chị trong những bản nháp đầu tiên kể về hai phụ nữ thuộc thế hệ khác nhau, đều khao khát yêu và được yêu, cố gắng tìm đủ cách để giành được trái tim người đàn ông của đời mình. Chuyện Săn Giai từ đó đã tham gia nhiều chợ dự án, labs và workshop để nở kén sinh thành tác phẩm "Mưa Trên Cánh Bướm" mà ta biết ngày nay.

THỰC TRẠNG ĐIỆN ẢNH 2024: Tự Do Ngôn Luận và Tự Do Sáng Tạo
bởi Sergei Loznitsa cho tờ Sabzian

MƯA TRÊN CÁNH BƯỚM: ĐỪNG KHÓC NHÉ, CHỊ EM ƠI!
Nếu không có bất kỳ nhân tố bất ngờ nào xuất hiện trong năm 2025, Mưa Trên Cánh Bướm sẽ là bộ phim Việt mình thích nhất trong năm nay. Mưa Trên Cánh Bướm là một tác phẩm táo bạo, khẳng định Dương Diệu Linh là một nhà làm phim trẻ đầy triển vọng của làn sóng điện ảnh mới Việt Nam. Bộ phim khai thác các vấn đề về bản sắc nữ giới, chấn thương liên thế hệ, và sự phức tạp giữa truyền thống và tiến bộ tại Việt Nam một cách vừa đặc thù văn hóa, vừa mang tính phổ quát. Đến giờ, Mưa Trên Cánh Bướm vẫn còn vương vấn trong tâm trí mình, như tiếng nước nhỏ giọt dai dẳng từ trần nhà mà chỉ một số người có thể nhìn thấy, nhưng tất cả đều có thể cảm nhận được. Bộ phim khám phá các chủ đề về bất bình đẳng giới, lục đục hôn nhân và mâu thuẫn thế hệ ẩn mình dưới vỏ bọc của những bóng ma đang âm thầm ám ảnh một góc trần nhà thông qua những yếu tố tâm linh và tâm lý của nhiều thế hệ. Sự khác biệt thế hệ này được khắc họa qua sự tinh tế của đạo diễn Dương Diệu Linh khi cô tránh đưa ra phán xét phiến diện, thay vào đó trao cho hai nhân vật đầy khác biệt này cơ hội để đại diện cho lối sống truyền thống và tiến bộ. Bà Tâm là một người vợ và mẹ tận tâm với gia đình khi bà luôn tất bật chăm lo cho cả nhà, nhưng cả hai vẫn dần rời xa bà mà đi, khiến bà phải tìm đến những thế lực mê tín để trói buộc họ lại. Giữa tâm “bão” của người hâm mộ bóng đá Việt Nam trong buổi tối ăn mừng chiến thắng của đội tuyển nước nhà, bà bàng hoàng khi vụ ngoại tình chồng bà bị phơi bày ngay trên sóng truyền hình quốc gia. Thật thú vị khi ngày công chiếu chính thức của phim rơi vào sau buổi tối người dân Việt cũng đi “bão” ăn mừng chiến thắng của Việt Nam trước Thái Lan, tạo cho mình cảm giác rằng câu chuyện trong phim mới xảy ra vào tối trước đó. Một trong những hình ảnh ẩn dụ chủ đạo trong phim là trần nhà bị rỉ nước – đại diện cho câu nói “nhà dột từ nóc,” và chỉ có thể được nhìn thấy bởi phụ nữ trong khu nhà tập thể. Vết ố ngày càng lan rộng, rồi cuối cùng trở thành một thực thể quái dị và ghê tởm, tượng trưng cho những gánh nặng cảm xúc và xã hội mà phụ nữ âm thầm gánh chịu khi lớn lên trong một xã hội trọng nam khinh nữ. Những sai lầm của người đàn ông trụ cột trong gia đình cũng như những vết rò rỉ nước trong nhà, nếu vì còn nhỏ mà cứ trì hoãn việc sửa chữa thì rồi cũng đến ngày cả gia đình sẽ bị nhấn chìm bởi tội lỗi của người chồng-người cha đó. Mưa Trên Cánh Bướm còn kể về sự “thiếu”: một gia đình thiếu vắng tình yêu; một xã hội thiếu vắng sự bình đẳng giới; tình mẹ con thiếu vắng sự thấu hiểu cho nhau; và những mảnh đời thiếu đi sự giao tiếp. Không ai trong phim chịu thật sự trò chuyện với những người còn lại. Và khi không có cầu nối giao tiếp, sự đứt gãy giữa những mối quan hệ là điều hiển nhiên phải xảy ra. Ai cũng nghĩ bản thân biết điều gì là nên làm, giải pháp nào là tốt nhất để giải quyết vấn đề trong phim. Song, điều duy nhất họ làm chỉ là đi tìm những lối thoát ly của riêng họ. Đạo diễn Dương Diệu Linh khéo léo lồng ghép hiện thực huyền ảo để làm mờ ranh giới giữa thực tại và tưởng tượng. Những cảnh siêu thực được xây dựng với các ẩn dụ hình ảnh đầy tầng lớp, chẳng hạn như bể cá trong nhà, tượng trưng cho sự bất lực của Thanh khi phải sống trong một vai trò gia đình ngột ngạt. Giống vậy, bà Tâm cũng bị mắc kẹt trong chính tổ ấm của mình bởi những chiếc ghế gỗ cồng kềnh dưới các góc quay đặc tả sự chật chội. Bà luôn bị bao quanh bởi con người, đồ vật, và sự hỗn loạn trong cuộc sống. Nếu xét rộng hơn nữa, những người phụ nữ trong phim còn bị mắc kẹt trong “chiếc hộp” của những định kiến và mong đợi của xã hội phụ quyền dành cho phụ nữ, và được buộc lại bởi sợi dây mang tên “nỗi tổn thương liên thế hệ.” Thông qua bộ phim này, có thể thấy đạo diễn Dương Diệu Linh muốn những người phụ nữ kiếm tìm hạnh phúc ở sâu trong chính mình chứ không chỉ đơn thuần ở những yếu tố ngoại lai như những người đàn ông trong đời họ. Theo mình, Mưa Trên Cánh Bướm là một bộ phim vô cùng dễ xem đối với khán giả đại chúng của Việt Nam, đồng thời vẫn giữ được đậm đà chất nghệ thuật qua phần hình giàu ngôn ngữ điện ảnh và phần thiết kế âm thanh đa chiều đa lớp. Thật tiếc khi phim chỉ có vài ba suất chiếu mỗi ngày (tại rạp mình xem thì chỉ có 1 suất 8h40 sáng mà thôi). Dù một số khán giả có thể thấy sự mơ hồ trong cách kể chuyện, đặc biệt là các yếu tố siêu nhiên và kết thúc trừu tượng, nhưng sự mơ hồ này phục vụ cho các chủ đề lớn hơn của bộ phim về sự bất khả thi trong việc hoàn toàn hợp lý hóa hay gói gọn trải nghiệm nữ tính trong các cấu trúc phụ hệ. Đây là một tác phẩm đòi hỏi và xứng đáng nhận được sự chú ý kỹ lưỡng vì nó có thể mang lại những góc nhìn mới mẻ qua mỗi lần thưởng thức. Những bộ phim như Mưa Trên Cánh Bướm đã gợi nhắc mình rằng tầm nhìn điện ảnh của người Việt có thể sáng tạo, táo bạo, và phóng đãng đến thế nào. Dù sắp tới ngành phim sẽ bị đánh thuế nhiều hơn, nhưng mình mong rằng khó khăn này sẽ không vùi dập ngọn sóng của điện ảnh mới và trẻ của Việt Nam. #Kofkino (Quốc Trần)

VIỆT NAM VÔ ĐỊCH!
*VIỆT NAM VÔ ĐỊCH! VIỆT NAM VÔ ĐỊCH! VIỆT NAM VÔ ĐỊCH! VIỆT NAM VÔ ĐỊCH! VIỆT NAM VÔ ĐỊCH! VIỆT NAM VÔ ĐỊCH! VIỆT NAM VÔ ĐỊCH! VIỆT NAM VÔ ĐỊCH! VIỆT NAM VÔ ĐỊCH! VIỆT NAM VÔ ĐỊCH! VIỆT NAM VÔ ĐỊCH! VIỆT NAM VÔ ĐỊCH!*

MƯA TRÊN CÁNH BƯỚM (2024): MỘNG HỒ ĐIỆP TRONG DUYÊN NỢ BA SINH
Thi nhân Nguyễn Bính xưa từng mơ hoá thành bướm, cùng người thương phiêu lãng giữa vườn hoa lê, đắm mê cảnh sắc thần tiên để rồi quên đi lối về. Trong giấc mộng cổ tích, Nữ Chúa Vườn Lê kiêu sa bỗng hiện ra, cất tiếng ôn tồn như thấu tỏ cõi lòng đôi hồ điệp lạc lối:

Những mẩu chuyện về ÉRIC ROHMER
Éric Rohmer tên thật là Maurice Schérer (1920-2010) và còn có biệt danh là “le grand Momo” vì đặc biệt cao. Nếu Rohmer đứng cạnh Francois Truffaut (1932-1984) thì sẽ dễ có cảm giác người thứ nhất cao gấp đôi người thứ hai, đồng thời ông cũng nhiều tuổi nhất nhóm, hơn Truffaut tận 12 tuổi. Rohmer có một người em trai là triết gia René Schérer, ngườii từng học cùng lớp với triết gia Trần Đức Thảo hồi ở bên Pháp.

ĐI ĐẾN NHỮNG NƠI XA HAY Ở LẠI QUÊ NHÀ?
Xem lại bộ phim Giáng sinh kinh điển It’s a Wonderful Life (1946) của Frank Capra vào dịp Noel vừa qua, ngoài những cảm xúc, giá trị và ý nghĩa mà bộ phim mang lại, mình còn thích một vấn đề xuất hiện trong bộ phim này, đó chính là: