
NHÌN LẠI CHẶNG ĐƯỜNG ALL ABOUT SHORTS #1-4
Hai buổi chiếu All About Shorts #4 đã chính thức khép lại vào cuối tuần vừa qua, kết thúc mùa chiếu phim cuối năm nhiều những kỉ niệm và cảm xúc.

"TA THUỘC VỀ ĐÂU KHI CÒN SỐNG VÀ KHI CHẾT ĐI? "
Phỏng vấn đạo diễn Trần Thị Hà Trang của tác phẩm "Một Cõi Đi Về"

KÝ ỨC NHƯ KHO TÀNG, LÀ NGUỒN NĂNG LƯƠNG ĐỂ HIỆN TẠI VẬN HÀNH
Phỏng vấn đạo diễn Phan Hạnh Nguyên của tác phẩm "Ao Sâu Nước Chiếu Bóng Hoa Cúc Vàng"

PHỎNG VẤN ĐẠO DIỄN NGUYỄN HỮU TRÂM ANH và bộ phim HOA
Trước khi bị rối loạn trí nhớ, bà nội của Trâm Anh - bà Tuyết Hoa đã viết một cuốn tự truyện về những sự kiện quan trọng trong cuộc đời bà. Bà Hoa vẫn thường đọc lại cuốn sách trong căn nhà của mình ở Hà Nội, cho đến khi bà qua đời vào năm 2023.

PHỎNG VẤN ĐẠO DIỄN TÚ TSÀN & PHIM VẪY VÙNG VỘI VÃ
(All About Shorts số 4: Tình Trong Một Khắc - 19h30 thứ Bảy 21/12/2024)\ ___\ \ Chia [](<>)sẻ của TÚ TSÀN về tác phẩm:\ \ “Trong giai đoạn từng bước đi qua tuổi niên thiếu, tôi chẳng gần gũi được với gia đình mình, mặc kệ những vấn đề còn tồn đọng, tôi chọn cách chạy trốn. Trong những đêm tối oi bức, tôi rúc mình trong căn phòng cùng những mộng tưởng đẹp nhất. Có phải cuộc sống tôi tự vẽ lên trong đầu mình quá sống động, dẫn đến việc tôi quên đi mất bản thân mình là ai.

ALL ABOUT SHORTS #4 QUAY TRỞ LẠI VỚI 10 TÁC PHẨM
Nhân dịp giáng sinh - năm mới, All About Shorts #4 sẽ trở lại với một kỳ đặc biệt bao gồm 10 phim, được trình chiếu vào hai ngày 21-22/12 (thứ Bảy - Chủ nhật). Hai chùm đặc biệt này sẽ mang tên “Tình Trong Một Khắc” và “Bãi Bể Nương Dâu”, chúng mình sẽ dẫn khán giả cùng bước vào chuyến hành trình chiêm nghiệm những sắc thái muôn hình vạn trạng của cuộc đời và tình cảm con người.

SỨC MẠNH CỦA NGÔN TỪ - PHÓNG VẤN ĐẠO DIỄN RYUSUKE HAMAGUCHI
(Từ bài phỏng vấn được thực hiện bởi Lorenzo Esposito, tựa đề “Word and Image – Wheel of Fortune and Fantasy”)

TỪ MÀN ẢNH NHỎ ĐẾN MÀN ẢNH LỚN - Phỏng Vấn Tiểu Long trong "Kính Vạn Hoa"
Tất cả mọi người thuộc thế hệ 8x, 9x và đầu 10x đều biết đến bộ tam Long, Quý, Hạnh trong Kính Vạn Hoa, gắn bó với từng thế hệ suốt hơn hai thập kỷ.

PHÁP LUẬT NHÂN VĂN NHƯ MỘT HẬU PHƯƠNG CỦA NHỮNG GIẤC MƠ ĐIỆN ẢNH
Quãng thời gian làm thực tập sinh sở hữu trí tuệ tại Vietthink Law Firm & Intellectual Property Agent vừa khép lại. Tôi bước vào hành trình này với vốn kiến thức pháp lý của một sinh viên luật năm 3, cùng sự hiểu biết nhất định về nhân văn, mỹ học, nghệ thuật và những con người sáng tạo nên nghệ thuật. Và chẳng biết tự khoảnh khắc nào trên chặng đường đời 20 năm non nớt, tôi đã hình thành niềm trăn trở rằng làm sao có thể gìn giữ, bảo vệ những giá trị tinh thần mà nghệ thuật mang lại trong một thế giới đầy biến động, nơi sự sùng bái vật chất và thách thức từ hệ thống pháp luật và thương mại ngày càng lớn dần. Những tháng ngày vừa qua là khoảng thời gian tôi chiêm nghiệm về dòng chảy của điện ảnh nhân loại, về cách mà nhân văn học vẫn luôn đồng hành, hiện hữu cùng sự tồn tại nhân sinh, để nâng đỡ nghệ thuật, tôn vinh những giá trị tinh thần cao cả. Tôi nhớ đến “học thuyết pháp luật tự nhiên” khởi nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại, được vun đắp bởi những bậc trí giả như Socrates, Plato, và đặc biệt là Aristotle. Một hệ tư tưởng tiến bộ, đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho nhiều nhà lập pháp và được phát triển mãi đến hậu thế về sau: rằng luật pháp - như một nhánh của nhân văn học, khoa học xã hội – không chỉ là công cụ thực thi quyền lực, mà còn phải tuân theo luân lý thiêng liêng, công bằng của tự nhiên, theo những chuẩn mực cơ bản của đạo đức và chính trị. Tôi muốn bàn về một lý tưởng pháp luật trên nền tảng học thuyết pháp luật tự nhiên, đồng thời thấm đượm tinh thần nhân văn, hay cụ thể hơn, là về nền pháp luật sở hữu trí tuệ, pháp luật điện ảnh mang sứ mệnh tôn vinh, bảo hộ những giá trị nghệ thuật cao cả. Đứng trên phương diện lịch sử, Aristotle đã đóng góp rất nhiều trong việc hệ thống hoá quan niệm công bằng, rằng công bằng là “một nhân đức nhờ đó mỗi người nhận phần của mình và theo sự quy định của luật pháp”. Trong bối cảnh hiện đại hoá, kết hợp cùng điều kiện và tâm thức của xã hội hôm nay, công bằng không chỉ dừng lại ở phạm vi pháp lý, mà cần nối kết với các chiều kích xã hội, liên đới, nhân bản, tâm linh. Nghệ thuật, với bản chất tự do sáng tạo vốn có, cần được đặt trong một hệ thống pháp luật công bằng với “cái tốt cao cả hơn mọi cái tốt khác, và phải là cái tốt ở mức độ cao nhất”, để bảo vệ sự độc đáo và đóng góp của từng cá nhân. Thế nhưng, tính công bằng không chỉ nằm ở chức năng bảo vệ của pháp luật, mà còn nằm ở việc tạo điều kiện, và bản thân pháp luật cần hướng tới tinh thần “Cái Thiện” cao cả của Plato, với hơi thở của nhân văn, sự đồng cảm và hiểu biết sâu sắc giá trị nghệ thuật. Tôi nghĩ về điện ảnh Pháp trong giai đoạn Làn Sóng Mới - minh chứng uy nghi cho thấy một hệ thống pháp luật cấp tiến, linh hoạt, tôn trọng thành quả sáng tạo của con người có thể là hậu phương, đòn bẩy cho những tác phẩm đột phá, thấm đượm tinh thần tự do và cách mạng. Ngày nay, pháp luật Việt Nam vẫn còn tồn tại các bất cập khi bàn về việc hỗ trợ điện ảnh nước nhà phát triển, chẳng hạn như những quy định kiểm duyệt mang nặng tính chủ quan và thiếu minh bạch, sự thiếu hụt hành lang pháp lý sở hữu trí tuệ, tiến độ làm việc chậm trễ từ phía cơ quan nhà nước, các chính sách hỗ trợ còn hạn chế hay những thách thức từ mức thuế giá trị gia tăng hiện hành,… Những ngày xếp, đọc hồ sơ các vụ việc sở hữu trí tuệ, viết Công văn, hay thú vị hơn thì làm dịch thuật, viết thư tư vấn khách hàng và được đào tạo kiến thức thực tế nghề luật đã dạy cho tôi biết trân trọng giá trị của lao động và sự cống hiến. Tôi nhận ra rằng đúng như slogan “Always think for you”, Vietthink đã khiến tôi biết làm việc với lòng vị tha, tinh thần trách nhiệm cùng phẩm giá, và tôi tin rằng đây là nơi những con người sáng tạo có thể trao gửi niềm tin. Cho đến ngày cuối cùng của đợt thực tập, chị Vân Anh – mentor của tôi đã chia sẻ điều mà tôi cho rằng là một trong những bài học quý báu nhất tôi nhận được trên chuyến hành trình tập làm luật gia, đó là, chị luôn tin vào lòng tốt, nhân-quả và sự cho đi yêu thương. Có lẽ giống như quan niệm về đạo đức và pháp quyền trong triết học Immanuel Kant, những con người hành nghề luật cần có một tâm niệm vững vàng rằng pháp luật phải tôn trọng nhân loại như một mục đích tự thân, như một sự phản ánh luân lý tự nhiên chứ không chỉ là công cụ thực thi quyền lực để đạt được lợi ích. Pháp luật dựng xây trên tinh thần nhân văn sẽ không chỉ tôn vinh những giá trị tinh thần cao cả, như niềm đam mê, khát vọng sáng tạo của con người, mà còn tiếp thêm niềm tin về cái đẹp, cái Thiện vẫn còn hiển hiện trong lòng cuộc sống. Tới đây, tôi xin trích dẫn lời kết bài phỏng vấn của All About Movies với Cổ Động vào hồi tháng 8/2024:

ANDRÉ BAZIN - “Người khiến không ít ông thầy tu cũng phải trở thành Cinephile”
Nhà phê bình điện ảnh André Bazin (1918 - 1958) sinh ra tại Pháp, thật tiếc khi mà ông mất khá sớm ở tuổi 40, ông thuộc vào số những nhà phê bình điện ảnh quan trọng nhất trong dòng chảy lịch sử của điện ảnh đối với không ít các đạo diễn và người làm phim, Bazin đồng thời cũng được coi như người cha tinh thần của Làn sóng mới điện ảnh Pháp.

KHẢO SÁT CỘNG ĐỒNG - NHỮNG NHÂN VẬT ĐIỆN ẢNH VĨ ĐẠI NHẤT
Truy cập link bầu chọn [ở đây](https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdezN3PcFtW_xBI9-LlpieXUn6ySo74_DVhMBym1LBFQMLjkw/viewform).

Phim nghệ thuật và sự phi thị trường
Rất buồn với cách phim "nghệ thuật" vẫn cứ bị truyền thông mấy nay rập khuôn, bởi đâu đó cứ mỗi 10 chữ được viết ra về đề tài này thì 5 chữ trong số đó lại là một sự quy chiếu của nó với “phim thị trường” hay cụ thể hơn là với những cái “không” của điện ảnh thị trường.

Wild Strawberries và tâm hồn Bergman
Ingmar Bergman nằm trong danh sách các nhà điện ảnh lớn luôn lặp lại các chủ đề đã ám ảnh tâm hồn họ vào các bộ phim. Chẳng hạn như Ozu, Hitchcock, Bunuel, Herzog hay hiện đại có Fincher, Lanthimos… Những chủ đề đó sinh ra từ những tổn thương tâm lý hoặc những suy tư sâu sắc đã theo đuổi họ từ những ngày niên thiếu, và rồi họ dành những sáng tác nghệ thuật của mình như một công cụ để chữa lành, hoặc phân tích, chứng minh nó. Với Bergman thì là sự tìm kiếm, chữa lành sự cô đơn, cái chết, nỗi lo âu hiện sinh và nỗi sợ tôn giáo.

BẠO LỰC VÀ BODY HORROR TRONG ANIME
### DIỄN CẢNH CƠ THỂ ĐÀY ĐỌA VÀ SỰ KINH HOÀNG CỦA THỂ XÁC

L'AVVENTURA VÀ ĐIỆN ẢNH GIẢI PHÓNG
Gần đây mình có dịp xem lại kinh điển L’Avventura của Michenlangelo Antonioni trong một buổi chiếu phim ấm cúng do @chi.nema tổ chức. Xem xong phim, mình và người bạn mình chỉ ra ngoài hút thuốc và không nói gì hết, không biết cảm nhận gì mà cũng không biết mình muốn nghĩ cái gì nữa, có lẽ chỉ còn có gì đó xa lánh kỳ lạ, thứ dư âm còn xót lại của bộ phim.

PHẦN TIẾP THEO CỦA “GODZILLA -1.0” SẮP ĐƯỢC HÃNG TOHO BẤM MÁY
Hãng phim Toho của Nhật vừa thông báo vào ngày 1/11 rằng, phần tiếp theo của bộ phim đoạt giải Oscar “Godzilla -1.0” đã được bật đèn xanh và chuẩn bị bước vào quá trình sản xuất.

102 Phim Rợn Gáy Để Xem Mùa Halloween
Danh sách được các admin của All About Movies phối hợp cùng page DayDreamer và Vòng về Phim thực hiện. Tiêu chí lựa chọn không nhất thiết phải thuộc thể loại kinh dị, mà chỉ cần mang lại một cảm giác rợn sống lưng cho cá nhân những người chọn phim 😛.

Diễn Ngôn về Tính Chính Trị Của Sự Trừu Tượng Trong Điện Ảnh Đồng Tính Nữ
Từ bài viết "The Politics of Abstraction” xuất bản lần đầu tiên vào năm 1992 trên tờ Women & Performance: A Journal of Feminist Theory

PHỎNG VẤN CÙNG 5 BIÊN KỊCH TRIỂN VỌNG THUỘC WRITING LAB 3 CỦA SPRING AUTEURS
\[Bài phỏng vấn được thực hiện bởi All About Movies thuộc một phần công tác truyền thông sự kiện Writing Lab 3: Storytelling Beyond Borders của Spring Auteurs được diễn ra vào tháng 9 đến 10/2024 vừa qua]