Ảnh bài đăng BUỔI HOÀNG HÔN CỦA CUỘC ĐỜI VÀ ABBAS KIAROSTAMI
phỏng vấn

BUỔI HOÀNG HÔN CỦA CUỘC ĐỜI VÀ ABBAS KIAROSTAMI

“Càng già, tôi càng hiểu rõ hơn về cuộc đời, đi kèm với chúng là một sự chuyển biến tích cực về nhân sinh quan – đáng tiếc là với một vài người bạn của tôi, tình hình của họ không được như vậy; càng lớn tuổi, họ càng thêm buồn và mất kết nối với cuộc đời, có lẽ vì họ cứ vô vọng níu kéo những thứ cũ kỹ đã qua, dẫu đây là điều không thể. Ta có thể giữ được cho mình sự cởi mở về cuộc sống, và thay thế sự cũ kỹ bằng những giai điệu mới mẻ - nói cách khác, khi ta chấp nhận việc đánh mất những điều vốn không thể tránh khỏi (như tuổi trẻ hay quá khứ), và thay thế chúng bằng những điều mới lạ – khi đó ta mới có được một thái độ lạc quan, hạnh phúc với những chương mới của cuộc đời.

Ảnh bài đăng ĐIỆN ẢNH TÂN HIỆN THỰC Ý VÀ HOLLYWOOD: PHỎNG VẤN ĐẠO DIỄN VITTORIO DE SICA
phỏng vấn

ĐIỆN ẢNH TÂN HIỆN THỰC Ý VÀ HOLLYWOOD: PHỎNG VẤN ĐẠO DIỄN VITTORIO DE SICA

Dịch từ cuộc phỏng vấn diễn ra vào tháng 7 năm 1973 tại Rome, sau khi De Sica trở lại với bộ phim The Garden of the Finzi-Continis và A Brief Vacation.

Ảnh bài đăng TRÒ CHUYỆN CÙNG JONAS MEKAS
phỏng vấn

TRÒ CHUYỆN CÙNG JONAS MEKAS

Jonas Mekas (1922-2019) là đạo diễn và là nhà thơ người Lithuania. Ông được xem là cây trụ trời trong dòng điện ảnh thể nghiệm nói chung và home-movies nói riêng. Sinh thời, ông cùng anh trai vì chiến tranh mà bị lưu đày, phải chạy trốn khỏi quê nhà. Sau khi đến New York, ông đã mượn tiền để mua chiếc máy quay Bolex và từ đó, điện ảnh avant-garde ra đời. Những thước phim của ông tựa như một phép màu điện ảnh - tuy chỉ là những khoảnh khắc đời thường nhưng lại rất đỗi chân thành, hiền dịu, và đẹp đẽ. Dưới đây là cuộc trò chuyện của ông với các sinh viên tốt nghiệp khoa Phê bình nghệ thuật tại buổi triển lãm To New York With Love của ông.

Ảnh bài đăng Thư gửi Ingmar Bergman của Akira Kurosawa
phỏng vấn

Thư gửi Ingmar Bergman của Akira Kurosawa

Vào năm 1987, nhân dịp sinh nhật lần thứ 70 của Ingmar Bergman, đạo diễn người Nhật Bản Akira Kurosawa đã gửi ông bức thư để chia sẻ về cảm nhận của ông về sự nghiệp của Bergman, cũng như là lời chúc ông dành cho nhà làm phim người Thụy Điển.

Ảnh bài đăng KIESLOWSKI VÀ ĐIỆN ẢNH CHẠM ĐẾN CON TIM
phỏng vấn

KIESLOWSKI VÀ ĐIỆN ẢNH CHẠM ĐẾN CON TIM

“Tôi không nhớ bản thân đã xem hết phim nào mình làm chưa. Tôi từng tới một buổi công chiếu của mình ở liên hoan phim, Hà Lan thì phải.

Ảnh bài đăng INGMAR BERGMAN VÀ NHỮNG HỒI ỨC QUA WILD STRAWBERRIES (1957)
phỏng vấn

INGMAR BERGMAN VÀ NHỮNG HỒI ỨC QUA WILD STRAWBERRIES (1957)

Ý tưởng về bộ phim Wild Strawberries (1957) đã loé lên trong Ingmar Bergman vào một chuyến đi từ Stockholm đến Dalarna. Giữa chuyến đi ấy ông đã dừng chân ghé thăm Uppsala – quê nhà của mình, nơi Bergman sinh ra và lớn lên. Khi đang lái xe bên ngôi nhà của người bà, ông bỗng hình dung tới viễn cảnh khi mở cánh cửa chính, và rồi trông thấy mọi thứ bên trong vẫn vẹn nguyên hệt như thời ấu thơ.

Ảnh bài đăng WIM WENDERS: "SAU NGÀY PARIS, TEXAS THẮNG CANNES, MỌI THỨ THẬT KHỦNG KHIẾP"
phỏng vấn

WIM WENDERS: "SAU NGÀY PARIS, TEXAS THẮNG CANNES, MỌI THỨ THẬT KHỦNG KHIẾP"

Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Guardian, vị đạo diễn kỳ cựu người Đức chia sẻ về người bạn đồng nghiệp Rainer Fassbinder của mình, cũng như việc đối mặt với thành công, thất bại và cách Wenders - giống như các thiên thần trong phim Wings of Desire - hồi tưởng về tác phẩm điện ảnh của mình.

Ảnh bài đăng BÀN VỀ BẢN CHẤT CỦA SỰ GẮN KẾT GIA ĐÌNH: PHỎNG VẤN CÙNG HIROKAZU KORE-EDA
phỏng vấn

BÀN VỀ BẢN CHẤT CỦA SỰ GẮN KẾT GIA ĐÌNH: PHỎNG VẤN CÙNG HIROKAZU KORE-EDA

**Cineaste: Tại sao phim lại là phương tiện biểu đạt sáng tạo? Có khoảnh khắc nào đã truyền cảm hứng cho ông không?**

Ảnh bài đăng MARTIN SCORSESE VÀ BỨC THƯ PHẢN BIỆN TỜ NEW YORK TIMES
phỏng vấn

MARTIN SCORSESE VÀ BỨC THƯ PHẢN BIỆN TỜ NEW YORK TIMES

Vào năm 1993, tờ New York Times đã xuất bản một bài báo có nội dung đánh giá Federico Fellini và những nhà làm phim nước ngoài khác rằng họ làm phim khá “khó nuốt”. Dưới đây là bức thư phản biện của Martin Scorsese về bài báo trên:

Ảnh bài đăng SỐ PHẬN, BI KỊCH VÀ BẠO LỰC TRONG PHIM CỦA ĐẠO DIỄN HUYỀN THOẠI FRITZ LANG.
phỏng vấn

SỐ PHẬN, BI KỊCH VÀ BẠO LỰC TRONG PHIM CỦA ĐẠO DIỄN HUYỀN THOẠI FRITZ LANG.

**Có phải rằng kịch bản tạo nên bộ phim “M” (1931) của ngài là bắt nguồn từ những vụ giết người được đưa lên báo ở Düsseldorf không?**

Ảnh bài đăng NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐẰNG SAU BỘ ẢNH CHỤP JAMES DEAN CỦA DENNIS STOCK
phỏng vấn

NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐẰNG SAU BỘ ẢNH CHỤP JAMES DEAN CỦA DENNIS STOCK

(Bài viết được tham khảo, lược dịch và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, thông tin cụ thể mình xin để ở cuối bài. Nên nếu được, mọi người có thể đọc trực tiếp từ các bài báo tiếng Anh để nắm thêm nhiều chi tiết).

Ảnh bài đăng PHỎNG VẤN SERGEI PARAJANOV
phỏng vấn

PHỎNG VẤN SERGEI PARAJANOV

“Nếu ai đó bảo tôi rằng ‘Phim của anh trông khá giống với phim của Pasolini’, tôi sẽ cảm thấy dễ thở hơn, vì đối với tôi, Pasolini thực sự là một người vĩ đại. Anh ấy tựa như một vị thần, của vẻ đẹp, thẩm mỹ, là một bậc thầy mang đậm phong cách riêng biệt, một người. Anh ấy không chỉ vượt trội về trang phục, mà còn ở những cử chỉ. Hãy nhìn vào những yếu tố đó trong phim Oedipus Rex (1967) của anh ấy. Tôi tin rằng đó là một tác phẩm điện ảnh đầy tinh xảo. Những diễn viên của anh ấy, trực giác và góc nhìn của anh về tính nam và nữ,... chúng đều rất khéo léo.

Ảnh bài đăng TÂM SỰ CỦA ROMY SCHNEIDER
phỏng vấn

TÂM SỰ CỦA ROMY SCHNEIDER

"Cả đời này tôi sẽ không bao giờ quên ngày đó, khi tôi được tự mình trải nghiệm một khoảnh khắc vĩ đại tới như vậy: Đó là trở thành một diễn viên có ý nghĩa tới nhường nào... Lúc tới giờ nghỉ tập, Luchino (Visconti) kêu các diễn viên khác ra về. Chỉ để tôi và bạn diễn ở lại. Tôi phải tập đi diễn lại... Visconti thì cứ im lặng. Mười lần, hai mươi lần ông ấy nghe tôi lảm nhảm thoại kịch. Rồi bỗng dưng 'nó' xuất hiện trong tôi - cho tới bây giờ tôi vẫn nhớ như in ký ức đó trong tâm trí mình - không còn vật gì đè nặng lên vai nữa, tôi bỗng 'biến đổi' - từ trong thâm tâm. Chỉ một vài khoảnh khắc, tôi không còn là Romy nữa. Tôi là Annebella. Chỉ Annabella mà thôi, không còn biết 'Romy Schneider' là gì nữa. Tôi bỗng 'cô đơn' nơi thế giới rộng lớn này, khi ấy tôi không còn để tâm tới đạo diễn, bạn diễn, hay sân khấu gì nữa. Tôi tự do. Sau khi nó biến mất. Tôi ngồi sụp xuống giữa sàn diễn, rồi nằm vật xuống mà khóc nức nở không do dự. Visconti sau đó chậm rãi tiến bước lên sân khấu, ngồi cạnh và đặt hai tay lên vai tôi - 'Được đấy, Romina'... Một sự khích lệ to lớn từ một người chẳng mở lời khen ai bao giờ, chứ chả nói tới một 'lính mới' như tôi.

Ảnh bài đăng THƯ AL PACINO GỬI ROBERT DE NIRO SAU KHI XEM RAGING BULL (1980)
phỏng vấn

THƯ AL PACINO GỬI ROBERT DE NIRO SAU KHI XEM RAGING BULL (1980)

"Xin chào Bobby, phải nói rằng - tôi đã xem "Raging Bull" lần đầu tiên hồi thứ Bảy vừa rồi. Thật sự mà nói cảm xúc của tôi vẫn còn lâng lâng sau khi xem. Đó thực sự là một tác phẩm nghệ thuật hoành tráng và là nguồn cảm hứng cho tôi. Tôi không bao giờ diễn được như vậy đâu, như anh biết đấy, bởi vì nếu bây giờ tôi bắt đầu diễn theo kiểu đấy… Nếu tôi không viết thư cho anh, chắc anh sẽ nghĩ tôi không thích bộ phim. Nhưng không, tôi rất thích nó và tôi phải gửi ngay. Xin lỗi nếu tôi hơi làm phiền anh, nhưng thực sự anh là tuyệt nhất đấy, Bobby."

Ảnh bài đăng SOFIA COPPOLA VÀ LẠC LỐI Ở TOKYO
phỏng vấn

SOFIA COPPOLA VÀ LẠC LỐI Ở TOKYO

"Tôi chưa bao giờ nghĩ mọi người có thể kết nối với nó nhiều như vậy" - Sofia Coppola nói về tác phẩm 'Lost in Translation' sau 15 năm công chiếu, một câu chuyện lãng mạn ở Tokyo đã được Sofia ấp ủ từ lâu (bài báo trên tờ Little White Lies, 26/8/2018).

Ảnh bài đăng "ANH CÓ MUỐN THẤY MARILYN MONROE KHÔNG?"
phỏng vấn

"ANH CÓ MUỐN THẤY MARILYN MONROE KHÔNG?"

“…Một anh biên tập viên tạp chí trẻ tuổi, đầy tham vọng cùng với một chàng nhiếp ảnh gia hay u sầu; cả hai đã cùng nhau khám phá một 𝐌𝐚𝐫𝐢𝐥𝐲𝐧 𝐌𝐨𝐧𝐫𝐨𝐞 khác, một 𝐌𝐚𝐫𝐢𝐥𝐲𝐧 𝐌𝐨𝐧𝐫𝐨𝐞 mà chẳng ai biết…”