img of TÂM SỰ CỦA ROMY SCHNEIDER
phỏng vấn

"Cả đời này tôi sẽ không bao giờ quên ngày đó, khi tôi được tự mình trải nghiệm một khoảnh khắc vĩ đại tới như vậy: Đó là trở thành một diễn viên có ý nghĩa tới nhường nào... Lúc tới giờ nghỉ tập, Luchino (Visconti) kêu các diễn viên khác ra về. Chỉ để tôi và bạn diễn ở lại. Tôi phải tập đi diễn lại... Visconti thì cứ im lặng. Mười lần, hai mươi lần ông ấy nghe tôi lảm nhảm thoại kịch. Rồi bỗng dưng 'nó' xuất hiện trong tôi - cho tới bây giờ tôi vẫn nhớ như in ký ức đó trong tâm trí mình - không còn vật gì đè nặng lên vai nữa, tôi bỗng 'biến đổi' - từ trong thâm tâm. Chỉ một vài khoảnh khắc, tôi không còn là Romy nữa. Tôi là Annebella. Chỉ Annabella mà thôi, không còn biết 'Romy Schneider' là gì nữa. Tôi bỗng 'cô đơn' nơi thế giới rộng lớn này, khi ấy tôi không còn để tâm tới đạo diễn, bạn diễn, hay sân khấu gì nữa. Tôi tự do. Sau khi nó biến mất. Tôi ngồi sụp xuống giữa sàn diễn, rồi nằm vật xuống mà khóc nức nở không do dự. Visconti sau đó chậm rãi tiến bước lên sân khấu, ngồi cạnh và đặt hai tay lên vai tôi - 'Được đấy, Romina'... Một sự khích lệ to lớn từ một người chẳng mở lời khen ai bao giờ, chứ chả nói tới một 'lính mới' như tôi.

img of FOUR ADVENTURES OF REINETTE AND MIRABELLE (1987)
phụ đề

Hai cô gái trẻ tình cờ gặp và kết thân với nhau tại một miền quê nước Pháp vào dịp nghỉ hè. Reinette - 17 tuổi, chuẩn bị tới Paris theo học ngành mỹ thuật, còn cô sinh viên dân tộc học Mirabelle thì từ thủ đô tới đây để thăm bố mẹ. Hai người với hai cá tính khác biệt từ mindset, góc nhìn về cuộc sống xung quanh lẫn độ trải đời; liên tục khơi gợi những cuộc đối thoại/tranh luận triết học về nhiều mặt của cuộc sống như nghệ thuật, tính trung thực hay sự giúp đỡ,... Bộ phim với thời lượng 1 tiếng rưỡi nhưng lại được chia ra thành bốn phần nhỏ, mỗi phần chúng ta đều được nghe những ý kiến trái chiều của hai cô gái (và cả các nhân vật phụ) về những câu chuyện xảy ra trong cuộc sống xung quanh họ.

img of VẤN ĐỀ CỦA THƠ CA: LEOS CARAX
phân tích

(Bản dịch từ bài viết của nhà phê bình Jonathan Rosenbaum về nhà làm phim Pháp Leos Carax, được xuất bản lần đầu trên tạp chí Film Comment, Số 30 Kỳ 3 tháng 5 năm 1995 tại New York và được đăng tải lại trên trang của ông. Những chú thích được viết trong ngoặc của bài đều là những ghi chú từ bài viết gốc được dịch lại, còn những chú thích riêng của chúng mình sẽ đều được nằm ở cuối bài. All About Movie chỉ chuyển ngữ và chia sẻ về trang nhân dịp bộ phim Annette của Carax được ra mắt. Xin cảm ơn và chúc mọi người một buổi tối vui vẻ!)

img of LỊCH SỬ LIÊN HOAN PHIM CANNES (Phần II - 1959-1979)
trào lưu phim

Đến năm 1959, có hai nhân tố quan trọng đã xảy ra tại mùa liên hoan của Cannes năm ấy: thứ nhất đó là chiến thắng giải đạo diễn xuất sắc của Francois Truffaut với The 400 Blows, báo hiệu cho một làn sóng mới của điện ảnh Pháp chuẩn bị tràn ngập đến, và thứ hai đó là sự thành lập của thị trường phim Marché du Film bởi công đoàn các nhà sản xuất phim tại Pháp. Trái với chương trình chính ở Cannes bấy giờ khi những phim dự thi phải được do các hội đồng điện ảnh ở quốc gia sản xuất nộp vào \[1], Marché du Film cho phép bất kì một cá nhân nào có thể tự thuê buồng chiếu để đem phim của mình đi trình chiếu tại đây trong lúc liên hoan phim chính đang diễn ra. Hai yếu tố này mang tính cộng hưởng thiết yếu cho nhau, tạo đà cho những chuyển biến sắp đến tại Cannes.

img of FUNNY FACE (1957)
phụ đề

(Bản dịch được gửi từ một người bạn của page là **Audrey Hepburn Vietnam FC**, All About Movie chỉ giới thiệu và chia sẻ lại lên đây. Xin cảm ơn và chúc mọi người một buổi tối vui vẻ!)

img of BRAT PACK: KÝ ỨC ĐẸP VỀ ĐIỆN ẢNH VÀ THẦN TƯỢNG TUỔI TEEN THẬP KỶ 80
danh sách

Brat Pack là biệt danh đặt cho một nhóm những diễn viên trẻ tuổi thường xuất hiện chung trong các bộ phim teen, coming-of-age kinh điển của thập niên 80. Cụm từ Brat Pack xuất hiện lần đầu vào năm 1985 trong một bài báo trên tạp chí New York, sau cơn sốt từ bộ phim St. Elmo's Fire (1985), The Breakfast Club (1985) và The Outsiders (1983).

img of LỊCH SỬ LIÊN HOAN PHIM CANNES (Phần I - 1939-1959)
trào lưu phim

Được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 1/9/1939 tại thành phố ven sông Riviera thuộc miền Nam nước Pháp, Đại lộ Croisette nằm bên bờ biển của thành phố Cannes, Liên Hoan Phim Cannes đón mừng những diễn viên và đạo diễn kỳ cựu của làng điện ảnh thời bấy giờ từ khắp nơi trên thế giới, đổ xô về sự kiện nghệ thuật trọng đại này. Với sự góp mặt của những minh tinh Hollywood nổi tiếng như Gary Cooper, Douglas Fairbanks, Mae West hay Paul Muni đã giúp tăng lên phần hào nhoáng của LHP Cannes lần đầu tiên trong lịch sử. Tham dự trong buổi trình chiếu ta có những cái tên như "L'Homme du Niger" của Jacques de Baroncelli và "La Charrette Fantôme" của Julien Duvivier đại diện cho nước Pháp, "The Wizard of Oz" của Victor Fleming và "Union Pacific" của Cecil B. DeMille đại diện cho Hoa Kỳ, hay Anh Quốc với "Goodbye Mr. Chips" của Sam Wood. Trong đó, Liên Xô tiêu biểu với "Lenin in 1918" và đáng chú ý nhất là tác phẩm với tiêu đề "If War Comes Tomorrow", giống như một lời tiên tri khi ngay trong hôm đó, quân Đức Quốc Xã đã tiến hành xâm lược vào Ba Lan. Để rồi tới ngày 3 tháng Chín, LHP Cannes được công bố trì hoãn lại khi Pháp và Anh Quốc chính thức tuyên chiến với Đức, mở màn cho Thế Chiến Hai.

img of BỘ ẢNH NGÀY MƯA CỦA ĐẠO DIỄN ABBAS KIAROSTAMI
danh sách

Trong một ngày mưa bão của năm 2007, vị đạo diễn nổi tiếng Abbas Kiarostami quyết định làm một chuyến đi ra khỏi thủ đô Tehran của Iran. *"Tôi thu xếp hành lý cho chuyến đi, và đương nhiên không quên chiếc máy ảnh và máy quay phim kỹ thuật số của mình. Dù trời vẫn mưa từ hôm qua kèm theo sấm chớp, nhưng tôi vẫn giữ nguyên quyết định của mình",* Kiarostami chia sẻ. Ngồi trong xe, nhà làm phim người Iran chụp những phong cảnh ở vùng nông thôn và thành thị. Loạt ảnh này cho chúng ta thấy những giọt mưa đang chảy xuyên suốt trên kính xe, ẩn hiện sau nó là hình bóng của những tán cây cao, những ánh đèn xe hơi hay bức tường vàng bên đường. Những bức ảnh màu mà trong đó xen kẽ chủ yếu màu xám và đen, khiến chúng trông như những bức tranh vẽ đầy sống động.

img of NHỮNG TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT CỦA HEATH LEDGER
danh sách

Có thể bạn chưa biết, bên cạnh tình yêu với diễn xuất, tài tử quá cố Heath Ledger còn rất đam mê với việc chụp ảnh và hội hoạ. Anh thường chụp những bức ảnh film, rồi vẽ màu nước, bút dạ hay thậm chí bôi sơn móng tay lên chúng để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật của riêng mình.

img of ALMOST FAMOUS (2000): ROCK, TUỔI TRẺ, TÌNH YÊU VÀ KHÁT VỌNG
phân tích

Almost Famous như một lời tri ân đẹp đẽ của Cameron Crowe đến nền âm nhạc thập kỷ 60 – 70, đến những thanh thiếu niên với niềm khát khao được nổi loạn, được sống trọn trong bầu nhiệt huyết tuổi trẻ. Và có lẽ, vào khoảnh khắc khi những giai điệu ngọt ngào của Tiny Dancer được cất lên, chúng ta mới vỡ oà khi nhận ra rằng, chính chúng ta cũng là William Miller, là Penny Lane, là những người trẻ tuổi nhiều mơ ước, là những kẻ đã, và đang đứng bên ranh giới của sự trưởng thành. Đối với những con người yêu Rock ‘n’ Roll, thì đây còn là linh hồn, là sự phơi bày trần trụi về tuổi trẻ.

img of THƯ AL PACINO GỬI ROBERT DE NIRO SAU KHI XEM RAGING BULL (1980)
phỏng vấn

"Xin chào Bobby, phải nói rằng - tôi đã xem "Raging Bull" lần đầu tiên hồi thứ Bảy vừa rồi. Thật sự mà nói cảm xúc của tôi vẫn còn lâng lâng sau khi xem. Đó thực sự là một tác phẩm nghệ thuật hoành tráng và là nguồn cảm hứng cho tôi. Tôi không bao giờ diễn được như vậy đâu, như anh biết đấy, bởi vì nếu bây giờ tôi bắt đầu diễn theo kiểu đấy… Nếu tôi không viết thư cho anh, chắc anh sẽ nghĩ tôi không thích bộ phim. Nhưng không, tôi rất thích nó và tôi phải gửi ngay. Xin lỗi nếu tôi hơi làm phiền anh, nhưng thực sự anh là tuyệt nhất đấy, Bobby."

img of SOFIA COPPOLA VÀ LẠC LỐI Ở TOKYO
phỏng vấn

"Tôi chưa bao giờ nghĩ mọi người có thể kết nối với nó nhiều như vậy" - Sofia Coppola nói về tác phẩm 'Lost in Translation' sau 15 năm công chiếu, một câu chuyện lãng mạn ở Tokyo đã được Sofia ấp ủ từ lâu (bài báo trên tờ Little White Lies, 26/8/2018).

img of CHẤT GIỌNG XUYÊN ĐẠI TÂY DƯƠNG: TRỖI DẬY VÀ LỤI TÀN
trào lưu phim

Bạn đã bao giờ xem một bộ phim cũ và cảm thấy kỳ lạ bởi giọng nói nửa Anh nửa Mỹ của các diễn viên vào những năm 30, 40 thế kỷ trước chưa? Dù đều là những tác phẩm điện ảnh nổi tiếng của Mỹ như An Affair to Remember (1957), Gone With the Wind (1939) và Breakfast at Tiffany's (1961),... nhưng vì sao những Cary Grant, Vivien Leigh và Audrey Hepburn đều nghe như đang nói giọng Anh-Anh (British English)?

img of FAUST • FAUST – EINE DEUTSCHE VOLKSSAGE (1926)
phụ đề

Bộ phim cuối cùng của Murnau ở Đức trước khi cùng đoàn phim của mình nhập cư đến Hollywood dưới hợp đồng với Fox là tác phẩm mang đậm chất Baroque nhất của ông, đánh dấu một cột mốc mới của phong trào biểu hiện Đức cũng như sự dần thoái trào của nó trước những khó khăn tài chính của xưởng phim UFA và sự xuất hiện của chủ nghĩa Khách Quan Mới.