img of Phim nghệ thuật và sự phi thị trường
phân tích

Rất buồn với cách phim "nghệ thuật" vẫn cứ bị truyền thông mấy nay rập khuôn, bởi đâu đó cứ mỗi 10 chữ được viết ra về đề tài này thì 5 chữ trong số đó lại là một sự quy chiếu của nó với “phim thị trường” hay cụ thể hơn là với những cái “không” của điện ảnh thị trường.

img of Wild Strawberries và tâm hồn Bergman
phân tích

Ingmar Bergman nằm trong danh sách các nhà điện ảnh lớn luôn lặp lại các chủ đề đã ám ảnh tâm hồn họ vào các bộ phim. Chẳng hạn như Ozu, Hitchcock, Bunuel, Herzog hay hiện đại có Fincher, Lanthimos… Những chủ đề đó sinh ra từ những tổn thương tâm lý hoặc những suy tư sâu sắc đã theo đuổi họ từ những ngày niên thiếu, và rồi họ dành những sáng tác nghệ thuật của mình như một công cụ để chữa lành, hoặc phân tích, chứng minh nó. Với Bergman thì là sự tìm kiếm, chữa lành sự cô đơn, cái chết, nỗi lo âu hiện sinh và nỗi sợ tôn giáo.

img of L'AVVENTURA VÀ ĐIỆN ẢNH GIẢI PHÓNG
phân tích

Gần đây mình có dịp xem lại kinh điển L’Avventura của Michenlangelo Antonioni trong một buổi chiếu phim ấm cúng do @chi.nema tổ chức. Xem xong phim, mình và người bạn mình chỉ ra ngoài hút thuốc và không nói gì hết, không biết cảm nhận gì mà cũng không biết mình muốn nghĩ cái gì nữa, có lẽ chỉ còn có gì đó xa lánh kỳ lạ, thứ dư âm còn xót lại của bộ phim.

img of MỘT PALESTINE BỊ CHE KHUẤT TRONG STRANGE CITIES ARE FAMILIAR
phân tích

Strange Cities Are Familiar \[tựa việt Những Thành Phố Xa Lạ Thân Quen] (2018) được thực hiện bởi nhà làm phim Saeed Taji Farouky người Anh gốc Palestine là một bộ phim về ký ức, tội lỗi và khả năng phục nguyên, lấy cảm hứng từ tiểu thuyết của Mourid Barghouti cùng những trải nghiệm cá nhân của đạo diễn. Bộ phim kể về Ashraf, một người Palestine tị nạn ở Anh hơn 30 năm, mãn nguyện với cuộc sống hiện tại của mình ở xứ tha hương bỗng dưng một ngày nhận được cuộc gọi của người bạn thân báo tin con trai anh tại quê nhà bị bắn trọng thương và cần anh phải trở về sớm. Điều từ đó đã mở banh ra những ký ức ám ảnh trong Ashraf về tổ quốc của mình: những lời hứa với người đông hương mà anh không thể giữ cùng gia đình mà anh không thể bảo vệ.

img of LA CHIMERA (2023): TRẦN THẾ BÀO ẢNH VÀ TỘT CÙNG TÂM LINH
phân tích

Trong thần thoại Hy Lạp xa xưa, Chimera được lưu truyền và khắc hoạ là một con quái vật khạc ra lửa, với mình sư tử, thân dê cùng đuôi rắn. Dáng vẻ kiêu hùng của quái thú Chimera đã được ngự trên những bức khảo cổ thiêng liêng, tựa như một chứng nhân của lịch sử, một chương điển tích huy hoàng của thần thoại sử thi. Trong tiếng Ý, ‘La Chimera’ lại mang nghĩa ‘giấc mơ không thành hiện thực’. Dường như nhan đề mang đậm cảm hứng thần diệu đã tiên đoán và gợi mở ra một thế giới điện ảnh của những ảo mộng triền miên, một hồn phim nên thơ, cổ kính mà táo bạo, đắm say lòng người.

img of NGỘ KHÔNG HẮC THẦN THOẠI VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH HOẠT HÌNH TRUNG QUỐC
phân tích

Ngày 20/8 năm 2024, bộ game Ngộ Không Hắc Thần Thoại chính thức được ra mắt công chúng sau bốn năm chờ đợi. Chỉ sau vài ngày ra mắt, khán giả toàn cầu đã được dịp mắt chữ O mồm chữ A về độ hoành tráng của các nhà sáng tạo game xứ Trung Hoa khi đem đến cho người dùng một trải nghiệm cực kỳ xứng đáng với khoảng thời gian chờ đợi kể từ khi trailer được ra mắt vào năm 2020. Có thể nói, cốt truyện trong Ngộ Không Hắc Thần Thoại mang đậm tính văn hoá, lịch sử và huyền thoại. Đưa người chơi đến một thế giới khác không chỉ có bốn thầy trò Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh mà còn thiên địa rộng lớn, yêu ma ngạ quỹ, nữ nhi tình trường. Và điều khiến cho khán giả đại chúng càng ngạc nhiên hơn nữa đó chính là độ chỉn chu về mặt đồ hoạ trong từng bảng cutscene, khi mỗi một chương là một phong cách đồ hoạ khác nhau cực kỳ ấn tượng. Không chỉ 2D, 3D, mà còn có stop motion và đặc biệt nhất là phong cách vẽ thuỷ mặc mà chỉ duy nhất hoạt hình Trung Hoa mới hiện hữu. Có thể nói, ngành hoạt hình Trung Quốc có một lịch sử lâu đời không kém gì Nhật Bản và Hoa Kỳ, thậm chí nó còn để lại dấu ấn lên nhiều thế hệ trẻ Châu Á. Khi Ngộ Không Hắc Thần Thoại ra mắt, bộ game không chỉ thu hút giới game thủ mà còn thu hút cả những người quan tâm đến điện ảnh. Khi những câu chuyện được lồng ghép tỉ mỉ, ngôn ngữ điện ảnh được truyền đạt chỉn chu không hề thua kém gì một bộ phim hoạt hình điện ảnh được làm chuyên nghiệp. Không hề bất ngờ khi GameScience không đứng một mình trong dự án, mà còn kết hợp cùng với các studio hoạt hình non trẻ tại Đại Lục để đưa đến một sản phẩm hoàn chỉnh mà chúng ta được thấy trong vài ngày. Điều đáng khen cho dự án đó chính là những con người đứng sau nó hầu hết là thế hệ trẻ tài hoa của Trung Quốc, cùng nhau xây dựng lên một mảng nghệ thuật kết hợp giữa game và phim hoạt hình, sẵn sàng truyền bá lịch sử và văn hoá quốc gia. Dưới đây là những studio đã cùng tham gia sáng tạo với GameScience.

img of TRẦN XUNG: MỘT NGÔI SAO ĐIỆN ẢNH “KỲ LẠ” CỦA HOLLYWOOD
phân tích

Nữ diễn viên kỳ cựu người Mỹ gốc Hoa Trần Xung (tên tiếng Anh: Joan Chen) đã từng hợp tác với những đạo diễn tên tuổi như Bernardo Bertolucci, David Lynch và Lý An, đồng thời duy trì một sự nghiệp lẫy lừng ở cả Trung Quốc và Hoa Kỳ. Với bộ phim mới sắp tới “Dìdi”, cánh cửa đến với tượng vàng Oscar sẽ lần đầu rộng mở với Trần Xung. Điều gì đã khiến bà mất hàng chục năm để được công nhận vậy?

img of THE SOUVENIR: "KỶ VẬT" TÂM HỒN CỦA MỘT THỜI CON GÁI
phân tích

Kỷ vật đôi khi không chỉ là một sự vật theo nghĩa đen. Nó còn là một thứ mà ta không thể cầm nắm được, nó chỉ xuất hiện trong trí nhớ, trong cảm xúc của chúng ta. Đúng với dòng mô tả như trên, 2 phần của The Souvenir (ra mắt lần lượt vào năm 2019 và 2021) là một bộ phim theo phong cách bán tự truyện, kể lại những hành trang, ký ức và kỷ niệm trong những năm tháng tuổi trẻ của chính nữ đạo diễn của phim, Joanna Hogg.