phỏng vấn
NHẬT KÝ ANDREI TARKOVKY VÀ CÁC TÁC PHẨM BỊ ÔNG CHỈ TRÍCH
Người viết: Nguyễn Phan Thái Vũ!
Trong nhật ký của mình, ngoài những câu chuyện về cuộc sống ở Tây Âu, việc làm phim ở Liên Xô, hay đời thường như chuyện đi chợ, thì Tarkovsky còn viết rất nhiều về các bộ phim ông mới xem vì thời ấy chưa có Letterboxd. All About Movies chỉ trích lại một số bộ phim, đạo diễn nổi tiếng nhưng không được lòng Tarkovsky:
“Mới xem Possession hôm nọ, tởm quả chả biết nói gì. Một phim tạp nham đúng kiểu Mỹ: Kinh dị, Satan giáo, bạo lực, giật gân và cái gì nữa tôi cũng đếch quan tâm. Quái thật. Phim gì chỉ toàn là làm tiền. Chả có gì là thật cả, không có cái đẹp, không có chân thành, không có sự thật, chẳng có cái gì hết ngoại trừ làm phim vì tiền. Cố nhồi nhét bất kỳ thứ gì vào, để rồi đem cái đống đấy làm cái cần câu khách.”
Về Macbeth của Polanski
“Tôi không thích nó. Nó quá nông cạn, hời hợt. Nó loại bỏ hoàn toàn vấn đề luân lý mà đáng lẽ phải xoay quanh nhân vật đã bán mình cho quỷ dữ. Phim làm tôi phát choáng vì không tin nổi rằng có kẻ kể lại chuyện của Shakespears nhưng lại đếch quan tâm đến những vấn đề tinh thần. Đó là nguyên do dẫn đến thất bại của Polanski. Bởi hắn chỉ chăm chăm thỏa mãn cái mong muốn sống theo chủ nghĩa tự nhiên. Phim nhồi nhét quá nhiều chi tiết đến mức mờ đi hiện thực, khiến định hướng của đạo diễn trở nên quá rõ ràng, nên bộ phim đơn giản trở thành phương tiện thỏa mãn mục đích.”
“Vừa xem cái phim gì của Bunuel mà chán vãi chưởng ấy nhỉ, chả nhớ tên, à à Tristina. Về người phụ nữ nọ bị cắt chân, thỉnh thoảng mơ về cái chuông có đầu của cha dượng cô ấy trong đó. Thô tục thế không biết. Phim Bunuel cũng toàn tầm thường như thế cả đấy.”
Về Antonioni và Ozu
“Chúng tôi ăn tối với Michelangelo Antonioni. Chúng tôi nói chuyện rất vui. Ông ấy là một người tuyệt vời, là người kín đáo nhưng lịch sự, cùng một tâm hồn dịu dàng, dễ mến. Tôi cho rằng Antonioni là đạo diễn Ý hay nhất. Chúng tôi xem cái phim mùa Thu gì của Ozu ấy, tôi không nhớ tên. Phim chán vãi chưởng, cứ như bảng tuần hoàn hóa học của Mendelev ấy.”
Về Fellini
Các vị đạo diễn vĩ đại đâu hết rồi? Rossellini, Cocteau, Vigo, Renoir? Toàn những người xuất chúng-nhưng lại nghèo nàn về tâm hồn? Thơ ca không còn nữa à? Giờ đi đâu cũng vì tiền, ai cũng sợ… Fellini cũng sợ mà Antonioni cũng sợ… Duy chỉ có Bresson là chẳng sợ gì. Báo chí bảo là phim mới của Fellini ở Cannes chán quá, và cái tên Fellini chỉ còn là dĩ vãng. Tệ thật, nhưng chẳng sai, phim của ông ấy vô giá trị.
Về tác phẩm Stalker của mình
Rondi (nhà phê bình) có điện về từ Cannes. Ông ấy bảo tôi Stalker quá tuyệt vời. Xem xong không ai có thể nói về thứ gì khác cả. Phim về samurai, The Double của Kurosawa cũng hay, nhưng không tài nào bằng Stalker được. Tôi cảm ơn Rondi vì những lời khen. Ngay sau đó ông ấy nói tôi là thiên tài. Chà, tôi đoán là thiên tài cũng ổn, còn hơn là không gì cả, mọi thứ khác thì như nhau hết.
Về thần tượng Bresson và Bergman
(Phần này là câu chuyện được kể lại)
Sau khi phát hành, tác phẩm kinh điển Stalker đã được đón nhận không mấy lạc quan. Các quan chức tại Goskino, hay còn gọi là Ủy ban Điện ảnh Nhà nước, đã chỉ trích bộ phim. Khi được bảo rằng Stalker nên có nhịp nhanh và năng động hơn, Tarkovsky đáp: Bộ phim cần có nhịp chầm và buồn tẻ ở đoạn đầu, để những khán giả vào nhầm rạp còn có thời gian đứng dậy đi về trước khi những ý tưởng chính của phim bắt đầu Sau đó, đại diện của Goskino cho biết mình chỉ đang cố gắng đưa ra quan điểm của khán giả. Tarkovsky vặn lại: Trần đời tôi chỉ quan tâm đến quan điểm của hai người: một người tên Bresson và một người tên Bergman.
Lược dịch một số đoạn từ cuốn nhật ký Time Within Time (The Diaries 1970-1986), hiện có file PDF trên mạng.
Ủng hộ All About Movies
Đóng góp cho các tay viết của AMO
hàng tháng
chỉ từ 10K VNĐ