phỏng vấn

HƯỚNG ĐẾN MỘT NỀN ĐIỆN ẢNH XÃ HỘI - JEAN VIGO

Người viết: Ette

img of HƯỚNG ĐẾN MỘT NỀN ĐIỆN ẢNH XÃ HỘI - JEAN VIGO

Trích từ bài diễn thuyết “Toward a Social Cinema” của Jean Vigo trong buổi chiếu À propos de Nice tại rạp Vieux-Colombier Theater ở Paris vào ngày 14 tháng 6 năm 1930.

Được chuyển ngữ lại từ bài dịch thuật tiếng Anh của Stuart Liebman trong tờ Millennium Film Journal, Số 1, Kỳ 1 (Mùa Đông 1977-78)

_______________________________

Bạn đã đúng nếu bạn nghĩ rằng chúng ta sẽ không khám phá ra châu Mỹ cùng nhau. Tôi nói lên điều này để chỉ đến chính xác những gì được viết trên tấm đơn giới thiệu các bạn nhận được như một lời hứa hẹn cho điều sắp đến.

Tôi không quá bận tâm đến việc giải thích điện ảnh xã hội là gì vào nhày hôm nay, càng không với việc muốn rập khuôn nó trong một công thức chuẩn xác. Thay vào đó, tôi muốn gợi lên mong muốn ngầm của các bạn để được xem những bộ phim hay- thưa các nhà làm phim, tôi xin được thứ lỗi vì sự thừa thải này- về xã hội và mối quan hệ của chúng đến mỗi cá nhân và vật thể.

Bởi vì các bạn thấy đó, điện ảnh phải chịu nhiều thiệt hại từ những tư tưởng sai lệch còn hơn là khi thiếu vắng đi sự suy nghĩ.

Chúng ta dùng đầu óc của mình ở rạp chiếu bóng như thể cách người Tàu đối xử với chân của họ

Với lối suy nghĩ rằng điện ảnh mới được sinh ra từ hôm qua, ta coi nó như một đứa con nít cần được bồng bế trong lòng và giao tiếp một cách ấp a ấp úng cho để nó có thể hiểu được.

Một chiếc máy quay, nói cho cùng, thì không phải là ống bơm chân không.

Để hướng đến một nền điện ảnh xã hội là để đồng lòng làm việc với những chủ đề sẽ mãi hợp thời với hiện thực.

Nó là sự giải phóng khỏi cặp môi mà cần đến 3000 mét để đến được với nhau và cũng cùng một chặng đường dài gần thế để tách chúng ra được.

Nó là việc tránh đi những tính nghệ thuật quá mức của điện ảnh thuần tuý phải đắn đo trước độ hợp lý của khuôn hình từ một góc máy; và rồi lại là một góc máy khác, và rồi lại những góc máy khác nữa, một góc máy tối ưu; kỹ thuật chỉ vì mục đích kỹ thuật

Nó là mặc kệ đi vấn đề nếu điện ảnh nên câm như hến hay to tiếng như cái thùng rỗng, hay nói nhiều như những cựu binh của chúng ta, hay nó nên hai hay bà chiều, có màu và mùi, vân vân…

Nó như thể, để lấy ví dụ từ một loại hình nghệ thuật khác, đòi được biết từ người tác giả liệu họ dùng viết ngỗng hay bút máy để viết tiểu thuyết mới nhất của mình?

Những công cụ này chẳng qua chỉ những vật trang trí rẻ tiền ở phiên chợ.

Đằng nào thì điện ảnh cũng phải tuân theo những quy luật của phiên chợ mà thôi.

Để hướng đến một nền điện ảnh xã hội là đơn thuần phải nói lên được điều gì đó và tạo nên tiếng vang thay vì cố thoả mãn những cô cậu chỉ đến rạp để được chiều lòng.

Và nếu ta làm được như vậy, thì có thể ta sẽ tránh được việc bị ngài Georges Duhamell kết án tét mông trừng phạt ngoài nơi công cộng.

Ngày hôm nay tôi đã muốn cho các bạn xem bộ phim Un chien Andalou mà, tuy cốt truyện của nó được triển khai dưới phương thức một bài thơ, nhưng theo quan điểm tôi vẫn có được tất cả những đặc điểm của một bộ phim mang ảnh hưởng lên xã hội.

Nhưng bởi sự phản đối của ngài Luis Buñuel nên tôi đã phải chiếu và giới thiệu bộ phim À propos de Nice diễn của tôi đến cho các bạn.

Tôi xin lỗi nhưng Un Chien Andalou là một tuyệt tác về mọi khía cạnh: sự quả quyết trong lối chỉ đạo, tính nghệ thuật trong cách sử dụng ánh sáng, hiểu biết sâu sắc về những phép quy chiếu giữa hình ảnh và khái niệm, sự chắc chắn của logic trong mơ, sự đối chất đáng ngưỡng mộ giữa tiềm thức và lý trí.

Trên hết tôi phải xin lỗi vì, đứng trên một góc độ xã hội, Un Chien Andalou là bộ phim vừa quả cảm vừa chính xác. Vô tình thay tôi cũng muốn nói rằng đây là một dạng phim rất hiếm có.

Tôi chỉ mới gặp ngài Buñuel một lần trong 10 phút.

Chúng tôi không thảo luận về cốt truyện của Un chien andalou. Thế nên tôi được nói về với các bạn một cách thoải mái hơn. Dĩ nhiên những lời nhận xét của tôi là cá nhân. Tôi có thể nói được phần nào đúng, nhưng chắc chắn cũng sẽ có nhiều điều sai.

Để hiểu được tầm quan trọng của tựa đề bộ phim này ta phải nhớ rằng ngài Buñuel là người Tây Ban Nha.

Con chó vùng Andalusia hú lên – ai là người đã chết?

Sự vô cảm của chúng ta, thứ khiến chúng ta chấp nhận sự man rợn con người trên trái đất này, được đem ra thách thức để xem liệu ta có chịu đựng được cảnh tượng nhãn quan của một người phụ nữ bị cắt ra làm hai trên phim. Nó có thực sự tệ hơn khung cảnh một đám mây ngang qua che khuất vầng trăng tròn?

Đấy là đoạn dạo đầu phim: tôi phải nói rằng nó không để chúng ta phải cảm thấy hờ hững. Nói một cách dễ hiểu, nó cam đoan rằng ta sẽ phải nhìn nhận nó khác với con mắt thường ngày

Bộ phim giữ ta lại trong tâm thế ấy trong suốt thời lượng của nó.

Từ cảnh phim đầu tiên, ta được nhìn thấy khuôn mặt của một cậu bé lớn quá cỡ lái xe đạp xuống đường tay không cầm lái mà đặt trên đùi, diềm xếp trắng phủ đầy mình như những đôi cánh, ta có thể nhìn thấy, và tôi nhắc lại, sự bộc trực trở nên hèn nhát của chúng ta khi tiếp xúc với một thế giới ta chấp nhận (và từ đấy đáng có), một thế giới cường điệu những định kiến, những sự cố chấp, và những hối hận được lãng mạng hoá một thê thảm

Ngài Buñuel là một tay kiếm cừ khôi không thích phải đâm lén chúng ta từ sau lưng

Một lời lên án với những nghi thức kỳ dị, đến sự thu xếp cuối cùng cho một người đã không còn, người mà giờ đây chỉ còn là hư không.

Một lời lên án những người đã làm ô uế tình yêu từ việc cưỡng bức

Một lời lên án đến sự bạo dâm, mà trong đấy việc trổ mắt ngước nhìn là điều kinh tởm nhất của nó.

Hãy để ta kéo căng dây cương ngựa của những giá trị đạo đức ta đã đúc kết lên để xem chúng bao gồm những gì.

Một cái núm chai – ở đây tượng trưng cho một cuộc tranh luận nghiêm túc.

Một chiếc mũi quả dưa– bọn tư sản vô lại.

Hai người truyền đạo Thiên Chúa Giáo – vì Chúa!

Hai chiếc vĩ cầm chất đầy xác thối và phê thải – sự thiếu thốn tình thương của chúng ta.

Và cuối cùng là cận cảnh một con lừa; như ta đã lường được trước .

Ngài Buñuel thật là tệ.

Thật đáng chê trách thay những kẻ đã giết bỏ đi những gì họ đã có thể vào tuổi dậy thị, những kẻ ngóng nhìn ra rừng và dọc theo bờ biển nơi những kí ước và ân hận của chúng ta được đánh dạt vào bờ cho đến khi chúng héo mòn đi cùng mùa Xuân sắp đến.

Hãy cẩn thận lũ chó – chúng biết cắn đấy.

Tôi nói những điều này để tránh phải phân tích nó một cách quá khô khăn, ảnh này qua ảnh khác, điều mà dường như là không thể với một bộ phim đậm chất thơ ca cần được chiêm ngưỡng kia - và với hi vọng sẽ khiến các bạn muốn xem lại Un chien andalou.

Để hướng đến một nền nghệ thuật xã hội là đơn thuần để là làm ra những hộ phim mang đề tài quan trọng, những đề tài hằn sâu vào trong da dẻ.

Nhưng tôi muốn nói với các bạn rõ ràng hơn về một loại điện ảnh xã hội, một thể loại mà bản thôi tôi gần gũi hơn: thể loại tài phim xã hay, hay để nói một cách chính xác hơn, một bộ phim tài liệu lại góc nhìn riêng.

Trong phạm vi của những điều có thể được khám phá thì chiếc máy quay chính là vị vua chúa toàn năng, hoặc ít nhất, là vị tổng thống của nền cộng hoà.

Tôi không biết liệu thành quả sẽ là một tác phẩm nghệ thuật, nhưng tôi biết chắc rằng nó sẽ rất mang chất điện ảnh- chất điện ảnh theo nghĩa không một loại hình nghệ thuật hay khoa học nào khác có thể thay thế nó

Bất kì ai làm phim tài liệu xã hội đều cần phải đủ ranh ma để lẻn vào được cung điện Romania và quay được cảnh Hoàng Tử Carol nhảy ra khỏi giường trong quần áo ngủ, giả dụ rằng có ai muốn xem cảnh tượng đó. Người làm phim tài liệu xã hội phải đủ khôn khéo để nắm được những mánh khoé của các tay chia bài- những kẻ vua chúa tại sòng bạc Monte Carlo – và tin tôi đi, điều đấy không dễ đâu!

Một bộ phim tài liệu xã hội khác với một bộ phim tài liệu và phóng sự thông thường vì nó thể hiện quan điểm của người đạo diễn nó.

Thể loại tài liệu xã hội này bắt buộc rằng nhà làm phim phải có một lập trường rõ rằng vì cái tôi của nó.

Nếu nó không làm một người nghệ sĩ cảm thấy hứng thú, thì ít nhất một người đàn ông sẽ thấy nó thuyết phục. Và chỉ chừng thế thôi là đủ.

Chiếc máy quay sẽ phải hướng đến những gì được cho là tài liệu, và sẽ phải được coi là như vậy trong giai đoạn dựng phim.

Tất nhiên, diễn xuất có ý thức sẽ không thể được chấp nhận được. Chủ thể phải coi như mình không nhận thức được máy quay, nếu không ta sẽ phải từ bỏ tất cả những đặc tính “tài liệu” mà điện ảnh nắm giữ.

Và ta sẽ đạt được mục tiêu của mình khi ta thành công gợi mở được những nguyên do tiềm ẩn đằng sau cử chỉ đó, khi ta khai thác được từ một người tầm thường ngẫu nhiên nào đó vẻ đẹp nội tâm hay tính chất biếm hoạ của họ, khi ta kêu gọi lên được tinh thần tập thể chỉ thông qua việc biểu hiện chúng trên phim.

Và tất cả với sức thuyết phục khiến ta sẽ phải từ nay quan sát về thế giới xung quanh ta, một thế giới mà ta vẫn luôn thờ ơ đến, một cách sâu sắc hơn là chỉ dừng lại ở vẻ ngoài của chúng.

À propos de Nice chỉ là một bản thảo thô sơ của loại hình điện ảnh ấy.

Trong bộ phim này, qua toàn cảnh thành phố mà những sự kiện diễn ra trong đây là quan trọng, ta được chứng kiến một thế giới riêng được đặt trước bàn toạ thẩm phán.

Thậm chí, ngay khi Nice cùng cuộc sống ở đó – hay ở bất kì nơi nào – được mô tả trên phim thì ta sẽ được chứng kiến tổng quan về những đại tiệc tùng thô thiển được đặt kề cạnh những điều kinh tởm, thối nát cùng sự chết chóc của nơi này; đó là những động thái cuối cùng của một xã hội bất cần với thực trạng của chính nó, đến mức nó khiến bạn cảm thấy đủ buồn nôn để muốn trở thành một phần của cuộc cách mạng.


Ủng hộ All About Movies

Đóng góp cho các tay viết của AMO
hàng tháng chỉ từ 10K VNĐ

amo