phân tích

MỘT PALESTINE BỊ CHE KHUẤT TRONG STRANGE CITIES ARE FAMILIAR

Người viết: Ette

img of MỘT PALESTINE BỊ CHE KHUẤT TRONG STRANGE CITIES ARE FAMILIAR

Strange Cities Are Familiar [tựa việt Những Thành Phố Xa Lạ Thân Quen] (2018) được thực hiện bởi nhà làm phim Saeed Taji Farouky người Anh gốc Palestine là một bộ phim về ký ức, tội lỗi và khả năng phục nguyên, lấy cảm hứng từ tiểu thuyết của Mourid Barghouti cùng những trải nghiệm cá nhân của đạo diễn. Bộ phim kể về Ashraf, một người Palestine tị nạn ở Anh hơn 30 năm, mãn nguyện với cuộc sống hiện tại của mình ở xứ tha hương bỗng dưng một ngày nhận được cuộc gọi của người bạn thân báo tin con trai anh tại quê nhà bị bắn trọng thương và cần anh phải trở về sớm. Điều từ đó đã mở banh ra những ký ức ám ảnh trong Ashraf về tổ quốc của mình: những lời hứa với người đông hương mà anh không thể giữ cùng gia đình mà anh không thể bảo vệ.

“Tôi rất muốn làm loại phim mà chưa ai từng làm. Không chỉ bởi lý do sáng tạo… mà còn như một quyết định chính trị,” - Saeed Taji Farouky

Các tác phẩm của Farouky thường xoay quanh những tự sự nằm ngoài những góc nhìn thuộc địa của người da trắng, trong một ngành công nghiệp điện ảnh vốn dĩ đang thiếu vắng đi những câu truyện cũng như giọng nói của những kẻ ngoại cuộc. Trong những bộ phim của Farouky, trong phim tài liệu lẫn hư cấu, anh luôn nhận thức được sâu sắc về cách những nhóm người thiểu sổ bên lề xã hội trong phim anh thường được đối xử thế nào xuyên suốt lịch sử điện ảnh cũng như trên truyền thông. Từ đó, anh cẩn thận tìm những hướng tiếp cận nhằm chống lại những tự sự này trong văn hóa đại chúng (mà thường luôn mang tính phân biệt và bài ngoại) để kể những nghịch cảnh của họ trong thời điểm hiện tại qua các vấn đề họ vẫn còn phải đối mặt trong xã hội ngày nay.

Tương tự, với Strange Cities Are Familiar (2018), anh cho biết rằng là một người gốc Palestine anh vốn đã luôn luôn nhạy cảm với thực tại quê hương mình đang bị xuyên tạc thế nào trong truyền thông đại chúng, bởi thế với tư cách là một nhà làm phim anh muốn được khẳng định nền độc lập trong văn hóa và chính trị của quê hương anh thông qua ngôn ngữ điện ảnh. Điện ảnh với anh từ đó trở thành một công cụ phản kháng những tự sự và áp đặt đương thời của các thế lực cầm quyền.

Strange Cities Are Familiar được lấy cảm hứng phần nhiều từ tiểu thuyết I Saw Ramallah của Mourid Barghouti, thế nhưng thay vì chỉ đơn thuần thuật lại những diễn biến trong tiểu thuyết cho sự cải biên này thì Farouky dường như lại không quá mải may với những tự sự tuyến tình thông thường. Thay vào đó, Strange Cities lại hiện lên như một hỗn tạp những mảnh vá ký ức cũng như xúc cảm về những không gian cùng nơi chốn mờ hồ bóng hình. Với Farouky, những hình thức tự sự cổ điển thông thường bản chất là không thể phản ảnh được những trải nghiệm thực tế của cuộc sống- thứ vốn dĩ luôn là ngẫu nhiên và khó đoán cũng như thiếu đi một sự liên kết rành mạch cần thiết trong những lối kể truyện này.

Đặc biệt trong với P, một quốc gia quá rạn nứt, quá chia cắt, phải hứng chịu biết bao bạo lực ở mọi khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày, thì những sự tuyến tính và rành mạch thôi là chưa đủ. Strange Cities nói riêng hay trong phương châm thực làm phim của Farouky nói chung thì điện ảnh như một sự tập hợp những trải nghiệm, những bầu không khí, những xúc cảm, gợi lên những ý nghĩa mới từ một tập hợp những dấu ấn và tàn tích của sự việc và cảm xúc đã qua hơn là chỉ mô tả lại nó. Thế nên trong cách thực hành ngệ thuật anh là một người Palestine., tính cá nhân cũng mang tính chính trị.

Cảm xúc bao trùm Strange Cities là một sự u sầu, được vang vọng lại từ tính chất tiểu thuyết của Barghouti hay cũng như trong chính cuộc đời của Farouky và từ những người thân trong gia đình anh. Một vòng lặp ngột ngạt chuyển luận giữa sự sợ hãi và nhẹ nhõm nhất thời, của sự đau buồn và yêu thương, sự thương tiếc và cứu rỗi ở một kẻ luôn cảm giác lưu vong dù có ở bất cứ đâu đi nữa. Những xúc cảm trở thành đường dây dẫn dắt khán giả xuyên suốt bộ phim.

Trong phim, ta được nghe kể lại về con trai của Ashraf bị lính Israel bắn, thế nhưng thậm chí đến cuối phim ta vẫn không biết được chính xác chuyện thực sự xảy ra. Có rất nhiều cảm giác mơ hồ về những gì xảy ra trước và sau trong Strange Cities. Những thực cảnh hiện tại được soi rõ mặc cho bức tranh toàn cảnh chưa rõ ràng, chúng mang một sự ảnh hưởng nhất định lên khán giả về sức nặng thời gian cũng như lịch sử của thước phim. Hơn thế, là những người quan sát từ xa khỏi những diễn biến trong phim, những sự mơ hồ đó phần nào tương đồng với cách phần lớn chúng ta chứng kiến những cuộc tấn công của thế lực Israel lên Palestine trong truyền thông đại chúng che khuất đi nhiều phần.

Farouky nói thêm: “Ở Palestine việc quân Israel xả súng ngẫu nhiên lên dân thường thế này rất thường xuyên xảy ra. Bởi thế chúng ta thường hay liên tưởng đến những vụ giết người gần nhất tại Palestine. trên bản tin khi xem những cảnh như vậy trên phim. Chúng đã trở thành một phần của ký ức tập thể cũng như trong lịch sử hình ảnh chúng tôi: những cảnh tượng về người vô tội bị bắn giế.t bởi quân thực dân. Tất nhiên là ta không nên tìm cách trục lợi điều này, nhưng cũng không phải vì thế mà ta nên né tránh nó. Cuộc sống cá nhân tôi được đánh dấu bởi nhiều sự bạo lực tiếp diễn và tự phát, vậy nên tôi thường thêm chúng vào phim của mình như một mảnh ký ức, như một sự hiện thân của tâm lý nội tại trong tâm trí tôi- như một cú sốc tinh thần mang nhiều dư chấn.”

Những ảo tưởng của Ashraf trong phim về cảnh tượng con trai mình đang hấp hối có thể không có thật trong thế giới của bộ phim, nhưng đối với ông thì nó lại không thể chân thật hơn. Tất cả chúng ta đều có những cảnh tượng như vậy, những thứ tưởng chừng rất thật nhưng chỉ lại tồn tại trong tâm trí riêng ta.

Trong bài viết “More Photographs Taken From The Pocket of a Dead Arab” được thực hiện cho tờ The Markaz Review, Farouky viết rằng Palestine là một tổ quốc của những ký ức- như nhưng gánh nặng và sự đau thương, là sự ngụy tạo và sự an ủi gỉả dối. Nhưng ký ức cũng là lịch sử vvà quốc gia. Không có một quốc gia Palestine thật nào cả. Palestine trong ký ức người Palestine thường là đất nước Palestine duy nhất chúng ta có. Ký ức trở nên thiết yếu trong việc bảo tồn lịch sử của một quốc gia. Tương tự với nhiều những nền văn hóa phải đương đầu với những cuộc thanh lọc sắc tộc, việc ghi nhớ với người Palestine nay đã trở thành một nghĩa vụ, cho dù ta thà nhiều lúc muốn được quên đi chăng nữa.

Quân Israel đã cướp đi những vật kỷ yếu, album ảnh, toàn bộ kho lưu trữ hình ảnh và những tài liệu pháp lý từ các hộ gia đình người Palestine trong cuộc chiến giữa các năm 1948 và 1967. Năm 1982, kho lưu trữ điện ảnh của Palestine. đã bị quân đội Israel cướp sạch khi rút quân khỏi Beirut và đến nay vẫn chưa được phục hồi trở lại. Đôi lúc những thước phim ấy trong kho lưu trữ ấy sẽ ngẫu nhiên xuất hiện trong những bộ phim tài liệu của quân Israel, hoặc trong những mẫu tin phóng sự trên truyền hình. Tuy rằng chúng vẫn còn chưa bị tiêu hủy, nhưng ta vẫn luộn được gợi nhắc rằng chúng không còn trong tầm sỡ hữu của người Palestine nữa mà đang bị giảm giữ lại tại Israel Ngoài những thước phim ngắn ngủi này ra, toàn bộ kho lưu trữ của Palestine đều đã biến mất, thế nên những người Palestine đều phải mang trong mình một kho lưu trữ tượng tượng được lý tưởng hóa. Họ tự hoàn thành những câu truyện, viết nên những kết luận cho những tự sự bị đánh cắp của mình.

Stranges Cities cảm giác rất rời rạc bởi chính những tự sự của người Palestine vốn dĩ cũng rất rời rạc, thậm chí trên bản đồ thế giới Palestine. cũng bị phân mảnh. Câu truyện của Strange Cities vì thế còn những lỗ hổng, một phần bởi nhiều thứ trong quá khứ nay đã lãng quên đi theo thời gian, phần khác bởi nỗ lực của thế hệ trước cố gắng chôn vùi những ký ức đau thương - để quên và phớt lờ chúng đi. Ký ức tập thể của người Palestine vì thế cũng đầy ắp những lỗ hổng như nguyen chứng của cả một thế kỷ tràn ngập trong bạo lực cùng các tổn thương di chứng lâu dài.

Bộ phim dường như luôn bước đi trên một ranh giới vô cùng mong manh tưởng chừng sẽ sụp đổ bất kì lúc nào. Bản thân Ashraf vốn dĩ đã trong trạng thái thất thần từ đầu phim khi ở Luân Đôn, thậm chí ngay trước khi nhận được tin con trai ông Moataz bị bắn. Những cử chỉ, sắc mắt, ánh nhìn của diễn viên người Palestine gạo cội Mohammad Bakri không chỉ thể hiện được tài năng diễn xuất của ông mà còn đọng lại trong đó một sức nặng lịch sử của người Palestine. vốn hiểu rõ việc phải đấu tranh để sinh tồn cả đời mình, về những nỗi lo sợ kéo dài và nhẹ nhõm nhất trước hoàn cảnh chịnh trị luôn bất ổn của nước Palestine.

Ta dường như luôn có thể cảm thấy một sự bấp bênh nhất định ở Ashraf vang dội xuyên suốt bộ phim bộ cho đến nhưng giây phút cuối cùng khi Ashraf được châm cứu vết thương trên mặt của mình. Trong khoảng khắc đó dường như có một sự kết nối gì đó mọi thứ với nhau; nó không phài là một sự tường giải, một sự kết thúc, hay một màn cao trào như trong những câu truyện truyền thông, không phải một sự kết luận mà lại như một lời tạm biệt – một cảm giác gì đó pha trộn giữa sự ân hận và nhẹ nhõm, cái cảm giác đọng lại rất lâu trong chúng ta về một người nay đã không còn nữa, à cũng đọng lại với khán giản như một ký ức. Chính xác ký ức đó nói về điều gì không quan trọng, bởi một khi ta đã cảm nhận được nó cũng là lúc ta nhận ra rằng bản thân cũng đang cần tìm kiếm sự an ủi từ người khác cho những vết thương của chình mình.

Tuy là một người Palestine tại Luân Đôn, thế nhưng việc sống xa quê hương lại không khiến Farouky làm mất đi danh tính Palestine của mình mà ngược lại lại càng khiến tình yêu quê hương vững mạnh hơn trong anh. Giữa nhưng sự căn ngăn của thế hệ bố mẹ muốn được che chở anh khỏi những trải nghiệm và ký ức đau thương của dân tộc, cùng những tự sự chính trị của Israel nhằm xóa sổ đi lịch sử của Palestine, sứ mệnh của Farouky trong việc lưu giữ và hình thành nên một văn hóa hình ảnh mới để lấp đầy khoảng trống của nền văn hóa đã bị đánh cắp vì thế không chỉ là của riêng anh mà là của cả thế hệ nghệ sĩ trẻ người Palestine

Thế nhưng với Farouky, điều đó yêu cầu một ngôn ngữ điện ảnh mới có thể truyền đạt được những trải nghiệm đặc trưng của riêng của họ- mang một màu sắc sáng tạo cũng như kết nối được với lịch sử văn hóa của Palestine nhằm giải cấu trúc để có thể tái cấu trúc được nó. Với anh, việc thực hành nghệ thuật cũng là một phần trong việc xây dựng tổ quốc, bởi một quốc gia có gì hơn là ký ức tập thể của một nền văn hóa chung.

Lược dịch và tham khảo từ:

Farouky, Saeed Taji. “More Photographs Taken From The Pocket of a Dead Arab.” The Markaz Review, ngày 5, tháng 3, 2023.

Elgrably, Jordan. Saeed Taji Farouky: “Strange Cities Are Familiar.” The Markaz Review, ngày 16, tháng 5, 2022.

Smith, Orla. “Saeed Taji Farouky: ‘Cinema plays a big part in our construction of the political world.” Seventh Row, ngày 2, tháng 2, 2022


Ủng hộ All About Movies

Đóng góp cho các tay viết của AMO
hàng tháng chỉ từ 10K VNĐ

amo