Dịch từ cuộc phỏng vấn diễn ra vào tháng 7 năm 1973 tại Rome, sau khi De Sica trở lại với bộ phim The Garden of the Finzi-Continis và A Brief Vacation.
(Dịch từ tiểu luận của nhà văn Susan Sontag, trích tuyển tập Against Interpretation and Other Essays, xuất bản năm 1966)
(Dịch từ tiểu luận của nhà văn Susan Sontag, trích tuyển tập Against Interpretation and Other Essays, xuất bản năm 1966)
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm vị trí thống trị của nền điện ảnh châu Âu suy yếu khi hầu hết các nước lớn ở lục địa già bị cuốn vào cuộc chiến. Vị trí dẫn đầu của điện ảnh Pháp bị đe dọa khi toàn bộ việc sản xuất phim bị đình trệ vì dụng cụ quay phim trở nên quá đắt đỏ trong điều kiện chiến tranh. Trước năm 1914, các công ty điện ảnh như Pathe và Gaumont đã nắm giữ các vị trí quan trọng trên khắp thế giới. Sau chiến tranh, hai gã khổng lồ này gần như ngừng sản xuất, và điện ảnh Pháp (nói chung) trở thành công việc của các công ty nhỏ, gần như thủ công, luôn phải vật lộn để tiếp cận thị trường bên ngoài biên giới của họ. Những người Mỹ đã nhanh chóng tận dụng thời cơ này để vươn lên, năm 1919 khi chiến tranh vừa kết thúc, cán cân điện ảnh đã bất ngờ đảo ngược khi 80% thị trường phim toàn cầu có xuất xứ từ Hollywood với những tác phẩm có sự nổi trội cả về chất lượng nghệ thuật lẫn thương mại.
(Dịch từ tiểu luận của nhà văn Susan Sontag, trích tuyển tập Against Interpretation and Other Essays, xuất bản năm 1966)
* Tựa đề gốc: 俠女 * Tựa đề Việt: Hiệp Nữ * Đạo diễn: Hồ Kim Thuyên * Năm sản xuất: 1971 * Quốc gia: Trung Quốc * Thời lượng: 180 phút * Poster: Official
Với những cảnh quay dài chậm rãi, những âm thanh xung đột lúc thấp lúc cao, đạo diễn Phạm Thiên Ân đã đưa người xem đi cùng với Thiện, đến Lâm Đồng, đưa linh cữu người thân về với Chúa. 3 tiếng dài đằng đẵng trôi qua, một cá nhân có thể hoàn toàn thoát khỏi lớp kén đã bao bọc anh ta trong suốt nhiều năm? Những câu hỏi về đức tin liệu chăng có được giải mã?
"The Terence Davies Trilogy" là một bộ gồm ba phim của đạo diễn Terence Davies, được thai nghén và thực hiện trong khoảng mười năm (từ 1974 đến 1983). Ba tác phẩm Children (1976); Madonna & Child (1980) và Death & Transfiguration (1983), nói về cuộc đời từ thời ấu thơ tới lúc qua đời trên giường bệnh, và cả những ảnh hưởng của Đạo Công Giáo đối với Robert Tucker - một người đàn ông đồng tính sống ở thành phố cảng Liverpool.
Jonas Mekas (1922-2019) là đạo diễn và là nhà thơ người Lithuania. Ông được xem là cây trụ trời trong dòng điện ảnh thể nghiệm nói chung và home-movies nói riêng. Sinh thời, ông cùng anh trai vì chiến tranh mà bị lưu đày, phải chạy trốn khỏi quê nhà. Sau khi đến New York, ông đã mượn tiền để mua chiếc máy quay Bolex và từ đó, điện ảnh avant-garde ra đời. Những thước phim của ông tựa như một phép màu điện ảnh - tuy chỉ là những khoảnh khắc đời thường nhưng lại rất đỗi chân thành, hiền dịu, và đẹp đẽ. Dưới đây là cuộc trò chuyện của ông với các sinh viên tốt nghiệp khoa Phê bình nghệ thuật tại buổi triển lãm To New York With Love của ông.
Vào năm 1987, nhân dịp sinh nhật lần thứ 70 của Ingmar Bergman, đạo diễn người Nhật Bản Akira Kurosawa đã gửi ông bức thư để chia sẻ về cảm nhận của ông về sự nghiệp của Bergman, cũng như là lời chúc ông dành cho nhà làm phim người Thụy Điển.
Nhìn vào sự phát triển của nó, chúng ta có thể thấy được tổng quan rằng, sự phát triển của phim thanh xuân Đài Loan được chia ra thành hai thời đại.
“Tôi không nhớ bản thân đã xem hết phim nào mình làm chưa. Tôi từng tới một buổi công chiếu của mình ở liên hoan phim, Hà Lan thì phải.
*“Lẽ vậy, ta sẽ chẳng còn nhìn thấy những tội ác mình đã kinh qua và phạm phải. Trong cái u tối ta sẽ không nhìn thấy những thứ không nên thấy. Ta sẽ chẳng còn nhận ra kẻ mà ta muốn nhận ra. Lẽ ra ta nên cắt phăng đôi tai của mình, để tự nhốt lấy linh hồn trong tấm thân bất hạnh, để không bao giờ nhìn và nghe thấy gì nữa…”* – Vua Oedipus đâm mù đôi mắt, tủi hổ vô ngần. Tiếng thét của lương tri tuyệt vọng dường như xé toạc màn trời chết chóc, ảm đạm chốn kinh thành Thebes; trích Oedipus Rex (1967), đạo diễn: Pier Paolo Pasolini.
Meiko Kaji thực sự là một biểu tượng của điện ảnh Nhật Bản những năm 1970. Dù là yakuza, cớm bẩn, hay bọn h.i.ế.p d.â.m., cũng đều bị những nhân vật thiên thần báo thù do Meiko thủ vai tiêu diệt trong chuỗi phim khai thác (exploitation films) được cách điệu hóa cao độ, với những phim như Female Prisoner Scorpion, Lady Snowblood, Stray Cat Rock.
Nhân kỷ niệm 167 năm ngày sinh của Sigmund Freud - cha đẻ ngành Phân tâm học, All About Movies xin gửi tới độc giả phụ đề tiếng Việt cho một bộ phim thú vị về ông.
Giới thiệu (đôi nét):\ Vào những năm 1960, khi Hàn Quốc đang dần xuất hiện những sự thay đổi về mặt xã hội và chính trị. Seoul cũng dần trở nên đầy ảm đạm và buồn bã. Vì khắc hoạ một xã hội Hàn Quốc thời bấy giờ một cách vô cùng chân thật, đạo diễn Lee Man Hee đã vấp phải sự cấm cản của các cơ quan kiểm duyệt và khiến cho nó bị bỏ xó trong suốt 37 năm. Trong suốt nhiều thập kỷ trôi qua, tưởng chừng như bộ phim đã bị bốc hơi khỏi nền điện ảnh Hàn Quốc, mãi cho đến năm 2005, bản phim gốc của Hyuil mới được Korean Film Archive công bố và phục hồi
Trương San San gặp rắc rối do tranh chấp tài sản thừa kế với em gái, trong lòng đâm ra băn khoăn lo lắng, vào thời điểm bà ngoại ở dưới quê qua đời, cô liền khăn gói về quê hương của mình ở Triều Sán, Quảng Đông, nơi cô đã rời xa được 20 năm. Tại nơi này, San San đã có dịp gặp lại những người bạn thời thơ ấu của mình như A Trân và Hiếu Tùng. A Trân và Hiếu Tùng giờ đây đã kết hôn và có được một cô con gái, A Trân là con nhà gia giáo, cô không những biết đọc, lại còn biết viết, là trụ cột chính trong gia đình, trong khi Hiếu Tùng chỉ biết làm ruộng chứ không hề quan tâm đến những thứ khác. Khi cả hai gặp lại San San, cả hai đã quyết định giúp đỡ cô, nhưng cũng từ đó mà sinh ra những mâu thuẫn không đáng có.
Ý tưởng về bộ phim Wild Strawberries (1957) đã loé lên trong Ingmar Bergman vào một chuyến đi từ Stockholm đến Dalarna. Giữa chuyến đi ấy ông đã dừng chân ghé thăm Uppsala – quê nhà của mình, nơi Bergman sinh ra và lớn lên. Khi đang lái xe bên ngôi nhà của người bà, ông bỗng hình dung tới viễn cảnh khi mở cánh cửa chính, và rồi trông thấy mọi thứ bên trong vẫn vẹn nguyên hệt như thời ấu thơ.
Beobwun xuất gia đã 6 năm nhưng lòng vẫn mang đầy những cám dỗ và sân si. Một ngày nọ, Beobwun gặp Jisan, một nhà sư đang lang thang khắp nơi đây đó. Tuy không giữ giới nghiêm, nhưng mỗi khi say thì Jisan lại có thể nhìn thấu hồng trần, am hiểu đạo lý Phật Giáo hơn bất cứ ai. Jisan và Beobwun, một người bảo thủ, tiết chế; một người thì nổi loạn, với ý thức sâu sắc về sự nghèo đói và bất công trong xã hội, từ đó đưa người xem đến những nhìn nhận khác nhau về Phật Pháp và tu hành. Nhập thế hay khổ hạnh? Con đường nào mới là đúng đắn nhất để giác ngộ?