Ảnh bài đăng LÊ VÂN - NHỮNG BƯỚC ĐI CỦA HOÀNG HẬU
phim Việt Nam

LÊ VÂN - NHỮNG BƯỚC ĐI CỦA HOÀNG HẬU

Những ngày chuẩn bị làm bộ phim truyện về đề tài lịch sử Đêm hội Long trì, điều khó khăn nhất không phải là phải dựng lên những cung Vua, phủ Chúa mà là diễn viên. Ai đóng Tĩnh đô Vương Trịnh Sâm? Ai đóng Tuyên phi Đặng Thị Huệ? Cái khó của các diễn viên đóng các nhân vật Vua Chúa, Cung phi, Hoàng hậu, các tầng lớp phong kiến quý tộc, ngoài tài năng diễn xuất, còn cần cái hình, cái dáng làm cho người xem có thể tin được. Cứ nghĩ rằng những "típ" nhân vật này phải dựa vào các nghệ sĩ sân khấu như tuồng, chèo... nhưng thật không đơn giản. Cách diễn mang tính hình thức, ước lệ, cường điệu, những nét đặc trưng của nghệ thuật tuồng, chèo chỉ có thể được phát huy trên sân khấu trong một không gian ba chiều, rất khó hòa nhập với cách diễn như thật trong nghệ thuật điện ảnh.

Ảnh bài đăng PHIM VIỆT NAM CŨ: XƯA NHƯNG CHƯA XA
phim Việt Nam

PHIM VIỆT NAM CŨ: XƯA NHƯNG CHƯA XA

Những lần tìm dấu vết của nghệ thuật dựng phim trong các bộ phim Việt Nam trước đây. Một bài viết của Phạm Thị Hảo

Ảnh bài đăng Phim ‘Viet and Nam' (Trong Lòng Đất): Tình Yêu Đôi Lứa và Những Bóng Ma Lịch Sử
phim Việt Nam

Phim ‘Viet and Nam' (Trong Lòng Đất): Tình Yêu Đôi Lứa và Những Bóng Ma Lịch Sử

Liên Hoan Phim Cannes: Bộ phim thứ 2 (1)* của Trương Minh Quý là một tác phẩm mang đầy tính biểu hiện- ảm đạm nhưng lại vô cùng rực rỡ.

Ảnh bài đăng TÂM LÝ NHÂN VẬT CABIRIA trong NIGHTS OF CABIRIA (FEDERICO FELLINI, 1957)
tâm lý nhân vật

TÂM LÝ NHÂN VẬT CABIRIA trong NIGHTS OF CABIRIA (FEDERICO FELLINI, 1957)

Nhân vật Cabiria trong phim “Nights of Cabiria” là một cô gái điếm, thoạt đầu ta thấy cô là một nhân vật nóng tính, lạc quan và pha chút ngây thơ. Nhưng càng xem, khán giả lại càng thấy được những mặt đối lập trong nội tâm của Cabiria được hiển lộ ra, dẫu cho Fellini đã cảnh báo ta (và cảnh báo chính Cabiria) với vụ việc đầu phim, nơi Cabiria bị cướp và đẩy xuống sông.

Ảnh bài đăng RIMINI QUÊ HƯƠNG TÔI – FEDERICO FELLINI
phỏng vấn

RIMINI QUÊ HƯƠNG TÔI – FEDERICO FELLINI

(Fellini sinh ra và lớn lên ở thị trấn ven biển Rimini. Quê hương Rimini đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm của ông, từ 8 ½, Amarcord cho đến I Clowns. Đoạn hồi tưởng sau đây được nhà làm phim đại tài viết vào năm 1967.)

Ảnh bài đăng FEDERICO FELLINI VÀ NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU ĐÃ MẤT CỦA ĐIỆN ẢNH (Phần 1)
phân tích

FEDERICO FELLINI VÀ NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU ĐÃ MẤT CỦA ĐIỆN ẢNH (Phần 1)

Bản dịch từ bài viết "Il Maestro" về nhà làm phim huyền thoại người Ý Federico Fellini của Martin Scorsese. Bài luận được chính vị đạo diễn chia sẻ trên Harper's Magazine hồi đầu năm nay (2021), All About Movie chỉ chuyển ngữ và chia sẻ về trang. Vì bài viết khá dài nên page quyết định sẽ chia ra làm hai phần cho mọi người tiện theo dõi, và cũng để bọn mình sửa "phần sau" được kỹ càng và chất lượng hơn. Xin cảm ơn và chúc mọi người một buổi tối vui vẻ!

Ảnh bài đăng RAINING IN THE MOUNTAIN • 空山灵雨 (1979)
phụ đề

RAINING IN THE MOUNTAIN • 空山灵雨 (1979)

* Tựa đề gốc: 空山灵雨 * Tựa tiếng Việt: Không Sơn Linh Vũ * Đạo diễn: Hồ Kim Thuyên * Năm sản xuất: 1979 * Quốc gia: Trung Quốc * Thời lượng: 120 phút

Ảnh bài đăng NHỮNG TRĂN TRỞ CỦA NGƯỜI NGHỆ SĨ: PHỎNG VẤN ĐẠO DIỄN FEDERICO FELLINI
phỏng vấn

NHỮNG TRĂN TRỞ CỦA NGƯỜI NGHỆ SĨ: PHỎNG VẤN ĐẠO DIỄN FEDERICO FELLINI

(Trích) Lược dịch từ cuộc phỏng vấn tại Milan, Ý vào mùa hè năm 1986, không lâu sau khi Fellini cho ra mắt bộ phim "Ginger and Fred"

Ảnh bài đăng DIỄN XUẤT TRONG PHIM VÀ NGHỆ THUẬT CỦA SỰ MÔ PHỎNG
phân tích

DIỄN XUẤT TRONG PHIM VÀ NGHỆ THUẬT CỦA SỰ MÔ PHỎNG

Từ khoảng thế kỷ 18 cho đến đầu thế kỷ 20, những tư tưởng môn đồ Aristotle về “sự giống nhau” đã gần như chi phối hết tất cả các lý thuyết thẩm mỹ và diễn xuất của các sân khấu nhạc kịch, thường được miêu tả như “nghệ thuật của sự mô phỏng”. Trong cuốn sách Paradox of the Actor (Paradox sur le comédien, 1758) của triết gia người Pháp Denis Diderot đã nêu rằng, một người diễn viên giỏi thường sẽ không diễn vở kịch của họ dựa trên sự “nhạy cảm” mà là dựa trên sự “mô phỏng”. Theo lời của Diderot, diễn viên nào mà dựa dẫm quá nhiều vào cảm xúc thì họ sẽ rất dễ bị mất kiểm soát, bởi vì cảm xúc luôn thay đổi, một con người không thể diễn đi diễn lại một cảm xúc nhất định được. Họ cũng không thể chịu được những màn trình diễn mà khi những vở kịch có tiết tấu lên xuống liên tục, lúc thì cao trào, lúc thì trầm lắng. Ngược lại, những diễn viên biết mô phỏng một cách bài bản là những người biết cách quan sát về bản chất con người và các quy chuẩn trong xã hội. Họ hình thành cho mình một hình mẫu của những nhân vật mà họ sẽ đóng, sau đó họ sẽ tái tạo lại các hành vi và màu sắc cảm xúc để hợp nhất với cảm xúc và cách diễn của họ, thay vì dựa dẫm hoàn toàn lên cảm xúc của bản thân mình. Trong suốt thời kỳ tân cổ điển, khi mà thuật ngữ “mô phỏng” vẫn còn được hiểu theo nghĩa tích cực. Hầu hết các diễn viên đều sẽ được dạy cách để mô phỏng lại những cử chỉ và tư thế để tạo ra nhân vật mẫu. Và một số lý thuyết diễn xuất về sự mô phỏng vẫn được sử dụng cho đến tận ngày hôm nay. Bertolt Bretch đưa ra những lập luận còn sâu sắc hơn, ông cho rằng, không chỉ có những nhân vật giả tưởng mới được mô phỏng lại, mà chính tính cách và cảm xúc thật sự của những con người bình thường chúng ta cũng được phát triển thông qua việc mô phỏng. Ông nói: “Con người chính là những phiên bản sao chép, họ sao chép cử chỉ, điệu bộ, và âm sắc của giọng nói. Những giọt nước mắt được xuất phát từ nỗi buồn, nhưng nỗi buồn cũng được xuất phát từ những giọt nước mắt”. Tuy nhiên, vào khoảng 70-80 năm trở lại đây. Các hình thức đào tạo diễn viên nổi tiếng tại Mỹ đã làm dần lược bỏ đi hoặc thậm chí phủ nhận tầm quan trọng của việc mô phỏng và các khía cạnh nghệ thuật liên quan đến nó. Lee Strasberg đã từng nói: “Diễn viên không cần phải làm theo con người, bản thân của người diễn viên đã là một con người và họ có thể tự tạo ra chính mình”. Gần đây hơn, trên trang web của một trường đào tạo diễn xuất chuyên về kỹ thuật Sandford Meisner* tại San Francisco đã thông báo rằng, học viên của họ có thể được dạy để “sống một cách chân thật nhất trong trí tưởng tượng” và “thể hiện bản thân khi đang “diễn” một bối cảnh được thiết lập nên”.

Ảnh bài đăng WAYS OF SEEING (1972)
phụ đề

WAYS OF SEEING (1972)

* Tựa đề gốc: Ways Of Seeing * Tựa đề Việt: Những Cách Thấy * Đạo diễn: John Berger & Mike Dibb * Quốc gia: Anh Quốc * Năm sản xuất: 1972 * Thời lượng: Mỗi tập khoảng 30 phút

Ảnh bài đăng HƯỚNG ĐẾN MỘT NỀN ĐIỆN ẢNH XÃ HỘI - JEAN VIGO
phỏng vấn

HƯỚNG ĐẾN MỘT NỀN ĐIỆN ẢNH XÃ HỘI - JEAN VIGO

Trích từ bài diễn thuyết "Toward a Social Cinema" của Jean Vigo trong buổi chiếu À propos de Nice tại rạp Vieux-Colombier Theater ở Paris vào ngày 14 tháng 6 năm 1930.

Ảnh bài đăng THỰC TRẠNG NỀN PHIM ĐỘC LẬP CỦA TRUNG QUỐC ĐẠI LỤC
trào lưu phim

THỰC TRẠNG NỀN PHIM ĐỘC LẬP CỦA TRUNG QUỐC ĐẠI LỤC

Khi bộ phim độc lập đầu tiên của Trung Quốc đại lục xuất hiện 3 thập kỉ trước, chúng đã dần trở thành lựa chọn cho nhiều nhà làm phim trẻ của Trung Quốc. Lượng lớn phim độc lập được làm ra bấy giờ cũng đã giúp mở rộng sự đa dạng trong hệ sinh thái sáng tạo bằng cách bẻ cong những hạn chế của nền điện ảnh quốc hữu một màu trước kia. Những dấu hiệu phát triển tích cực này đã cho nhiều nhà làm phim niềm tin và sự phấn chấn vào tương lại của điện ảnh Trung Hoa.

Ảnh bài đăng WHO KILLED CAPTAIN ALEX? (2010)
phụ đề

WHO KILLED CAPTAIN ALEX? (2010)

* Tựa đề gốc: Who Killed Captain Alex? * Tựa đề Việt: Ai giết đội trưởng Alex? * Đạo diễn: Nabwana I.G.G * Quốc gia: Uganda * Năm sản xuất: 2010 * Thời lượng: 74 phút

Ảnh bài đăng NHỮNG NGƯỜI HÙNG TÂM LINH CỦA ANDREI TARKOVSKY VÀ SỰ PHẢN ÁNH LÝ TƯỞNG VỊ THA
phân tích

NHỮNG NGƯỜI HÙNG TÂM LINH CỦA ANDREI TARKOVSKY VÀ SỰ PHẢN ÁNH LÝ TƯỞNG VỊ THA

(Trích và lược dịch từ bài luận Tarkovsky’s Philosophy of Love: Agape in Stalker and Sacrifice (2018) của tác giả Bilge Agzin, Journal of History Culture and Art Research 7)

Ảnh bài đăng THE TIME THAT REMAINS • الزمن الباقي (y2009)
phụ đề

THE TIME THAT REMAINS • الزمن الباقي (y2009)

* Tựa đề gốc: الزمن الباقي * Tựa đề Việt: Thời Gian Còn Lại * Đạo diễn/Biên kịch: Elia Suleiman * Quốc gia: Palestine, Ý, Anh, Bỉ, Pháp * Năm sản xuất: 2009 * Thời lượng: 1 giờ 49 phút

Ảnh bài đăng THE ZONE OF INTEREST (2023)
phụ đề

THE ZONE OF INTEREST (2023)

* Tựa đề gốc: The Zone Of Interest * Tựa đề Việt: Vùng Quan Tâm * Đạo diễn/Biên kịch: Jonathan Glazer * Quốc gia: Anh, Ba Lan, Mỹ * Năm sản xuất: 2023 * Thời lượng: 105 phút

Ảnh bài đăng TÂM LÝ NHÂN VẬT ANTONIUS BLOCK trong THE SEVENTH SEAL (INGMAR BERGMAN, 1958)
tâm lý nhân vật

TÂM LÝ NHÂN VẬT ANTONIUS BLOCK trong THE SEVENTH SEAL (INGMAR BERGMAN, 1958)

Dựa theo lời kể của chính chủ, hiệp sỹ Antonius trước đây là một nhà quý tộc lãng mạn, yêu thơ ca, có một người vợ, những người hậu cận, một lâu đài ấm cúng. Chàng sau này rũ bỏ tất cả để trở thành một hiệp sỹ, chiến đấu vì vinh quang của Chúa. Chàng từ bỏ tình yêu, từ bỏ con người cũ mình. Nhiều năm sau, trở về quê hương sau cuộc Thập tự chinh, Thần Chết ghé thăm Antonius vào buổi sáng hôm ấy. Dẫu biết rằng không ai có thể thoát được quy luật của tạo hóa, nhưng chàng vẫn đề nghị một trận cờ với Thần Chết để chiến đấu vì mạng sống của mình. Chàng muốn Chúa dang rộng đôi tay với mình, xuất hiện trước mặt chàng và trò chuyện với chàng. Antonius muốn xưng tội, “Hãy rủ lòng thương chúng con”, chàng ôm mặt nói trong những giờ phút cuối cùng, “Chúng con nhỏ bé, sợ hãi và thiếu hiểu biết.”, nhưng càng gọi tên Người thì chàng càng chỉ nhìn thấy cái gương soi chiếu chính bản thân mình, cái bản thân đầy dằn vặt tội lỗi và mong cầu sự tha thứ.

Ảnh bài đăng ANA TORRENT VÀ MỐI LƯƠNG DUYÊN TRỞ THÀNH DIỄN VIÊN VỚI ĐẠO DIỄN VÍCTOR ERICE
phỏng vấn

ANA TORRENT VÀ MỐI LƯƠNG DUYÊN TRỞ THÀNH DIỄN VIÊN VỚI ĐẠO DIỄN VÍCTOR ERICE

Những năm thập niên 70, Ana Torrent được xem như một trong những diễn viên nhí tài năng nhất của điện ảnh Tây Ban Nha. Nhờ vào vai diễn đầu tay trong The Spirit of Beehive, Ana Torrent được các đạo diễn lớn của Tây Ban Nha để mắt đến và hợp tác trong nhiều bộ phim khác như “Cría cuervos và Elisa, vida mía” của đạo diễn Carlos Saura. Cô cũng đã đóng chung hai bộ phim này với Geraldine Chaplin, con gái của Charlie Chaplin.