Trước khi Đệ Nhất Thế Chiến nổ ra vào giữa năm 1914, nền công nghiệp điện ảnh Mỹ đã tụt hậu hoàn toàn so với các nước châu Âu, đặc biệt là hai nước Pháp và Ý. Tuy nhiên, từ khi chiến tranh bắt đầu nổ ra, việc sản xuất phim ở châu Âu gần như không hoạt động. Trong khi đó, nước Mỹ trở nên vô cùng giàu có, từ các hợp đồng xuất khẩu hàng hoá cho các nước tham chiến. Nền điện ảnh của họ đương nhiên cũng được hưởng lợi, khi họ đã trải qua thời kỳ thịnh vượng và phát triển chưa từng có. Vào cuối chiến tranh, các tác phẩm phim của Mỹ đã kiểm soát hầu như hoàn toàn thị trường quốc tế: Khi hiệp ước Versailles được ký kết vào năm 1919, nước Mỹ nắm trong tay phần lớn các bộ phim đã được trình chiếu ở châu Âu, châu Phi và châu Á, còn ở Nam Mỹ thì gần như 100%. Duy chỉ có các tác phẩm điện ảnh của Đức, là không rơi vào tay của "gã khổng lồ" Mỹ.
Đúng vậy, tất cả những tấm poster phim này, từ thể loại chính kịch, lãng mạn cho đến tội phạm, kinh dị, đều được tạo nên bởi cùng một người. Thật khó tin khi một người đã thiết kế poster cho "Casablanca" năm 1942 lại cũng chính là người thiết kế poster cho "Mystic River" năm 2003 phải không?
Ai đã từng nói: *”Điện ảnh chia làm hai cột mốc, đó là trước và sau khi Marlon Brando xuất hiện.”* Marlon Brando, không gì khác, chính là viên ngọc quý báu, là tài năng kiệt xuất, là ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Hollywood. Trên đời này có một, và chỉ một Marlon Brando. Hôm nay là 97 năm ngày sinh của Marlon Brando (3/4/1924) và cũng là dịp thích hợp để “quay ngược thời gian”, điểm lại một trong những tác phẩm vĩ đại nhất xuyên suốt sự nghiệp tài tử này. Đó là bộ phim A Streetcar Named Desire (tựa Việt: Chuyến tàu mang tên Dục Vọng).
Trong suốt cuộc hôn nhân với Arthur Miller, Marilyn Monroe đã sảy thai tới ba lần. Cô chưa từng có con, nhưng cô rất vui vì được làm mẹ kế của Jane và Robert, hai người con của chồng. Ngoài ra, Marilyn cũng có mối quan hệ thân thiết Joseph, con trai của người chồng thứ hai Joe DiMaggio, một trong số ít những người được xác nhận là đã nói chuyện với Marilyn vào đêm trước khi cô qua đời.
Steve Schapiro là một nhiếp ảnh gia người Mỹ. Ông được biết đến với những bức ảnh nắm trọn nhiều khoảnh khắc then chốt trong cuộc tuần hành tại Washington vì việc làm và tự do tháng 8 năm 1963, hay cuộc tuần hành Selma đến Montgomery năm 1965. Bên cạnh đó, Steve Schapiro cũng rất nổi danh với vai trò nhiếp ảnh chụp chân dung cho những ngôi sao lớn thời đó, như David Bowie, Barbara Streisand, Robert Redford,… và quan trọng nhất là chụp film still. Steve Schapiro chính là nhiếp ảnh gia của 2 bộ phim đình đám thập niên 1970 là The Godfather và Taxi Driver.
Lịch sử điện ảnh đã bắt đầu từ một thế kỷ trước với những thước phim đơn sơ. Những đoạn phim quay về cảnh con người sinh hoạt, về phong cảnh xung quanh hay nhảy múa, những đoạn hình ảnh không có nhiều nội dung là những chủ đề chủ đạo của những bộ phim từ những ngày bắt đầu. Thế nhưng đa dạng tính dục đã tồn tại từ ngày ngày hồng hoang, từ thực vật đến động vật, một cách tự nhiên và trong đó có cả con người. Chúng ta không thể biết được người đầu tiên nhận ra mình không giống những người còn lại về tính dục hay giới tính là lúc nào, nhưng chúng ta có thể biết được chuyện gì đã diễn ra giữa tính dục và giới tính trong phim ảnh khi hai chủ đề gặp nhau ở cùng khoảng thời gian.
Là một trong những đạo diễn có ảnh hưởng nhất trong lịch sử điện ảnh, Andrei Tarkovsky đã tạo nên nhiều bộ phim xuất sắc như Mirror (1975), Stalker (1979), Solaris (1972), Ivan's Childhood (1962), The Sacrifice (1986),... Các tác phẩm của ông thường mang tiết tấu chậm, với nhiều cảnh quay và hình ảnh thiên nhiên nổi bật, ngoài ra còn đề cập về các vấn đề tâm linh và chủ nghĩa hiện sinh của con người.
“…Một anh biên tập viên tạp chí trẻ tuổi, đầy tham vọng cùng với một chàng nhiếp ảnh gia hay u sầu; cả hai đã cùng nhau khám phá một 𝐌𝐚𝐫𝐢𝐥𝐲𝐧 𝐌𝐨𝐧𝐫𝐨𝐞 khác, một 𝐌𝐚𝐫𝐢𝐥𝐲𝐧 𝐌𝐨𝐧𝐫𝐨𝐞 mà chẳng ai biết…”
*“Hãy ước mơ như thể đời ta là vĩnh viễn, và sống như thể cái chết sẽ đến ngày hôm nay.”* – James Dean
Tình yêu thương là ánh sáng, là liều thuốc cứu rỗi con người, là động lực để con người vượt lên hoàn cảnh nghiệt ngã mà hướng đến tương lai, giống như cái cách Thị Nở đã khơi dậy trong Chí Phèo những ước mơ và khát vọng sống.
*“Con người dành cả tuổi thơ để ước mình mau chóng lớn lên, và rồi dành cả quãng thời gian trưởng thành để mong mình bé trở lại”.* Giữa dòng đời phù phiếm, bộn bề, có lẽ ai trong chúng ta đều từng cảm thấy lạc lõng, cô đơn mà khát khao được trở về với bầu trời kí ức, với tuổi thơ êm đềm. Đó là những tháng ngày hồn nhiên, trong trẻo đầy ắp niềm vui, là những cơn mưa, là dòng suối tắm táp cho tâm hồn mãi xanh tươi, là những người bạn chân thành tưởng chừng sẽ mãi là tri kỷ, sẽ đứng bên nhau đến cuối con đường. Hôm nay, hãy cùng mình nhớ về tuổi thơ, hãy cùng lên chuyến tàu mang tên Stand By Me, để được sống lại trong những tháng ngày êm đẹp ấy một lần nữa.
“Ngày mai, chim muông sẽ lại ca hát. Hãy có lòng can đảm để đối diện với cuộc đời.” – Charlie Chaplin