img of PAPER MOON (1973): CÓ CHĂNG CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH GIỮA THỜI THẾ SUY TÀN?
phân tích

Bước vào thập niên 70, kinh đô Hollywood chứng kiến sự trỗi dậy của một thế hệ các nhà làm phim trẻ tuổi, với những tác phẩm mang đậm màu sắc chủ nghĩa hiện thực, phản ánh những biến động xã hội xứ cờ hoa, cùng nhiều yếu tố văn hoá đặc sắc đương thời. Giữa làn sóng từ những thước phim gai góc, tăm tối như The Godfather (1972), Chinatown (1974) hay Taxi Driver (1976), thì Paper Moon (1973) của Peter Bogdanovich lại tựa như một bài ca trong trẻo, đưa khán giả trở về với một miền cổ tích lãng mạn, thanh bình. Một bộ phim với sự pha trộn giữa chất drama và comedy, giữa lãng mạn và hiện thực, một câu chuyện cổ tích thân thương, bình dị làm lay động hồn người.

img of PHỎNG VẤN SERGEI PARAJANOV
phỏng vấn

“Nếu ai đó bảo tôi rằng ‘Phim của anh trông khá giống với phim của Pasolini’, tôi sẽ cảm thấy dễ thở hơn, vì đối với tôi, Pasolini thực sự là một người vĩ đại. Anh ấy tựa như một vị thần, của vẻ đẹp, thẩm mỹ, là một bậc thầy mang đậm phong cách riêng biệt, một người. Anh ấy không chỉ vượt trội về trang phục, mà còn ở những cử chỉ. Hãy nhìn vào những yếu tố đó trong phim Oedipus Rex (1967) của anh ấy. Tôi tin rằng đó là một tác phẩm điện ảnh đầy tinh xảo. Những diễn viên của anh ấy, trực giác và góc nhìn của anh về tính nam và nữ,... chúng đều rất khéo léo.

img of LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THE CRITERION COLLECTION
trào lưu phim

Quay trở lại năm 1948, khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ ra quyết định kiện hãng phim Paramount Pictures vì vi phạm luật chống độc quyền, một cột mốc quan trọng trong lịch sử điện ảnh được đánh dấu. Trước đó, các rạp chiếu phim ở Hoa Kỳ đều thuộc quyền sở hữu và kiểm soát bởi các hãng phim lớn của Hollywood. Điều này được xem như một phần của dây chuyền sản xuất vì nó đảm bảo rằng các hãng phim có toàn quyền kiểm soát mỗi bộ phim của mình. Ví dụ như nếu bạn muốn xem bộ phim gangster kinh điển của Warner Brothers - The Public Enemy vào thời điểm đó thì bạn phải đến các rạp chiếu phim thuộc quyền sở hữu và độc quyền bởi Warner Brothers. Bất bình trước sự độc quyền đó, Hội những nhà làm phim độc lập \[1] đã đưa đơn kiện lên Tòa án. Sau khi bị phán quyết là có tội, các hãng phim lớn buộc phải từ bỏ sự ràng buộc với các rạp chiếu phim và trả tự do cho chúng, điều này vô tình tạo ra một bước ngoặt mới cho lịch sử điện ảnh.

img of WHAT’S EATING GILBERT GRAPE (1993): THƯỚC PHIM ẤM ÁP VỀ LÒNG VỊ THA
phân tích

Bình dị, tinh tế, vừa ám ảnh lại vừa dịu êm, hiền hoà – What’s Eating Gilbert Grape đã làm lay động hồn người bằng những điều tưởng chừng giản đơn, gần gũi nhất, đó là tình cảm gia đình, là lòng vị tha và sự hy sinh. Bộ phim tựa như một lát cắt cuộc sống, tại một chốn vùng quê đơn điệu, bình lặng, nhưng gửi gắm trong từng thước phim tươi sáng ấy, lại là những xúc cảm lắng sâu, là những dằn vặt, trăn trở về ý nghĩa cuộc đời.

img of E.T THE EXTRA-TERRESTRIAL (1982) VÀ NHỮNG KÍ ỨC TUỔI THƠ
danh sách

*“Hấp dẫn, mang đậm tinh thần lạc quan và rất đỗi nhiệm màu”* – trích Variety. Có lẽ, E.T. the Extra-Terrestrial sẽ mãi là tượng đài tuổi thơ trong lòng nhiều khán giả. Câu chuyện kỳ ảo E.T. được chắp vá từ nhiều ý tưởng, dự án phim mà đạo diễn Steven Spielberg hằng ấp ủ, và đây cũng là chiếc gương phản chiếu những ước mơ cùng trí tưởng tượng phong phú từ thuở xưa của Steven. E.T. the Extra-Terrestrial đã tiếp nối thành công từ hai bộ phim trước đó của Steven Spielberg là Jaws (1975) và Close Encounters of the Third Kind (1977), trở thành một bom tấn phòng vé vào mùa hè năm 1982.

img of PHÂN TÍCH PHIM VIVRE SA VIE (1962)
phân tích

Nhắc đến trào lưu Làn sóng mới trong điện ảnh Pháp, Jean-Luc Godard là một cái tên không thể bỏ qua. Các tác phẩm của ông là minh chứng cho thấy một bộ phim không chỉ là sản phẩm giải trí đơn thuần mà còn mang cả triết lý, tư tưởng và danh tính của người làm phim. Sự ảnh hưởng từ Godard không chỉ đổi mới nền điện ảnh Pháp mà còn lan rộng đến thế giới, tạo cảm hứng cho những đạo diễn hàng đầu Hollywood như Martin Scorsese và Quentin Tarantino.