Ảnh bài đăng FEDERICO FELLINI VÀ NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU ĐÃ MẤT CỦA ĐIỆN ẢNH (Phần 1)
phân tích

FEDERICO FELLINI VÀ NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU ĐÃ MẤT CỦA ĐIỆN ẢNH (Phần 1)

Bản dịch từ bài viết "Il Maestro" về nhà làm phim huyền thoại người Ý Federico Fellini của Martin Scorsese. Bài luận được chính vị đạo diễn chia sẻ trên Harper's Magazine hồi đầu năm nay (2021), All About Movie chỉ chuyển ngữ và chia sẻ về trang. Vì bài viết khá dài nên page quyết định sẽ chia ra làm hai phần cho mọi người tiện theo dõi, và cũng để bọn mình sửa "phần sau" được kỹ càng và chất lượng hơn. Xin cảm ơn và chúc mọi người một buổi tối vui vẻ!

Ảnh bài đăng DIỄN XUẤT TRONG PHIM VÀ NGHỆ THUẬT CỦA SỰ MÔ PHỎNG
phân tích

DIỄN XUẤT TRONG PHIM VÀ NGHỆ THUẬT CỦA SỰ MÔ PHỎNG

Từ khoảng thế kỷ 18 cho đến đầu thế kỷ 20, những tư tưởng môn đồ Aristotle về “sự giống nhau” đã gần như chi phối hết tất cả các lý thuyết thẩm mỹ và diễn xuất của các sân khấu nhạc kịch, thường được miêu tả như “nghệ thuật của sự mô phỏng”. Trong cuốn sách Paradox of the Actor (Paradox sur le comédien, 1758) của triết gia người Pháp Denis Diderot đã nêu rằng, một người diễn viên giỏi thường sẽ không diễn vở kịch của họ dựa trên sự “nhạy cảm” mà là dựa trên sự “mô phỏng”. Theo lời của Diderot, diễn viên nào mà dựa dẫm quá nhiều vào cảm xúc thì họ sẽ rất dễ bị mất kiểm soát, bởi vì cảm xúc luôn thay đổi, một con người không thể diễn đi diễn lại một cảm xúc nhất định được. Họ cũng không thể chịu được những màn trình diễn mà khi những vở kịch có tiết tấu lên xuống liên tục, lúc thì cao trào, lúc thì trầm lắng. Ngược lại, những diễn viên biết mô phỏng một cách bài bản là những người biết cách quan sát về bản chất con người và các quy chuẩn trong xã hội. Họ hình thành cho mình một hình mẫu của những nhân vật mà họ sẽ đóng, sau đó họ sẽ tái tạo lại các hành vi và màu sắc cảm xúc để hợp nhất với cảm xúc và cách diễn của họ, thay vì dựa dẫm hoàn toàn lên cảm xúc của bản thân mình. Trong suốt thời kỳ tân cổ điển, khi mà thuật ngữ “mô phỏng” vẫn còn được hiểu theo nghĩa tích cực. Hầu hết các diễn viên đều sẽ được dạy cách để mô phỏng lại những cử chỉ và tư thế để tạo ra nhân vật mẫu. Và một số lý thuyết diễn xuất về sự mô phỏng vẫn được sử dụng cho đến tận ngày hôm nay. Bertolt Bretch đưa ra những lập luận còn sâu sắc hơn, ông cho rằng, không chỉ có những nhân vật giả tưởng mới được mô phỏng lại, mà chính tính cách và cảm xúc thật sự của những con người bình thường chúng ta cũng được phát triển thông qua việc mô phỏng. Ông nói: “Con người chính là những phiên bản sao chép, họ sao chép cử chỉ, điệu bộ, và âm sắc của giọng nói. Những giọt nước mắt được xuất phát từ nỗi buồn, nhưng nỗi buồn cũng được xuất phát từ những giọt nước mắt”. Tuy nhiên, vào khoảng 70-80 năm trở lại đây. Các hình thức đào tạo diễn viên nổi tiếng tại Mỹ đã làm dần lược bỏ đi hoặc thậm chí phủ nhận tầm quan trọng của việc mô phỏng và các khía cạnh nghệ thuật liên quan đến nó. Lee Strasberg đã từng nói: “Diễn viên không cần phải làm theo con người, bản thân của người diễn viên đã là một con người và họ có thể tự tạo ra chính mình”. Gần đây hơn, trên trang web của một trường đào tạo diễn xuất chuyên về kỹ thuật Sandford Meisner* tại San Francisco đã thông báo rằng, học viên của họ có thể được dạy để “sống một cách chân thật nhất trong trí tưởng tượng” và “thể hiện bản thân khi đang “diễn” một bối cảnh được thiết lập nên”.

Ảnh bài đăng NHỮNG NGƯỜI HÙNG TÂM LINH CỦA ANDREI TARKOVSKY VÀ SỰ PHẢN ÁNH LÝ TƯỞNG VỊ THA
phân tích

NHỮNG NGƯỜI HÙNG TÂM LINH CỦA ANDREI TARKOVSKY VÀ SỰ PHẢN ÁNH LÝ TƯỞNG VỊ THA

(Trích và lược dịch từ bài luận Tarkovsky’s Philosophy of Love: Agape in Stalker and Sacrifice (2018) của tác giả Bilge Agzin, Journal of History Culture and Art Research 7)

Ảnh bài đăng THẦN DIỆU: ORPHEUS NHƯ LÀ JEAN COCTEAU
phân tích

THẦN DIỆU: ORPHEUS NHƯ LÀ JEAN COCTEAU

(Lược dịch từ bài luận của J. Hoberman)

Ảnh bài đăng PHONG VỊ TÂM LINH TRONG THƯỚC PHIM ROBERT BRESSON (PHẦN CUỐI)
phân tích

PHONG VỊ TÂM LINH TRONG THƯỚC PHIM ROBERT BRESSON (PHẦN CUỐI)

(Dịch từ tiểu luận của nhà văn Susan Sontag, trích tuyển tập Against Interpretation and Other Essays, xuất bản năm 1966)

Ảnh bài đăng PHONG VỊ TÂM LINH TRONG THƯỚC PHIM ROBERT BRESSON (PHẦN 2)
phân tích

PHONG VỊ TÂM LINH TRONG THƯỚC PHIM ROBERT BRESSON (PHẦN 2)

(Dịch từ tiểu luận của nhà văn Susan Sontag, trích tuyển tập Against Interpretation and Other Essays, xuất bản năm 1966)

Ảnh bài đăng PHONG VỊ TÂM LINH TRONG THƯỚC PHIM ROBERT BRESSON (PHẦN 1)
phân tích

PHONG VỊ TÂM LINH TRONG THƯỚC PHIM ROBERT BRESSON (PHẦN 1)

(Dịch từ tiểu luận của nhà văn Susan Sontag, trích tuyển tập Against Interpretation and Other Essays, xuất bản năm 1966)

Ảnh bài đăng "OEDIPUS REX" (1967) VÀ PIER PAOLO PASOLINI
phân tích

"OEDIPUS REX" (1967) VÀ PIER PAOLO PASOLINI

*“Lẽ vậy, ta sẽ chẳng còn nhìn thấy những tội ác mình đã kinh qua và phạm phải. Trong cái u tối ta sẽ không nhìn thấy những thứ không nên thấy. Ta sẽ chẳng còn nhận ra kẻ mà ta muốn nhận ra. Lẽ ra ta nên cắt phăng đôi tai của mình, để tự nhốt lấy linh hồn trong tấm thân bất hạnh, để không bao giờ nhìn và nghe thấy gì nữa…”* – Vua Oedipus đâm mù đôi mắt, tủi hổ vô ngần. Tiếng thét của lương tri tuyệt vọng dường như xé toạc màn trời chết chóc, ảm đạm chốn kinh thành Thebes; trích Oedipus Rex (1967), đạo diễn: Pier Paolo Pasolini.

Ảnh bài đăng MEIKO KAJI: NGƯỜI MÊ HOẶC THẾ GIỚI NGẦM CỦA NHẬT BẢN THẬP NIÊN 70
phân tích

MEIKO KAJI: NGƯỜI MÊ HOẶC THẾ GIỚI NGẦM CỦA NHẬT BẢN THẬP NIÊN 70

Meiko Kaji thực sự là một biểu tượng của điện ảnh Nhật Bản những năm 1970. Dù là yakuza, cớm bẩn, hay bọn h.i.ế.p d.â.m., cũng đều bị những nhân vật thiên thần báo thù do Meiko thủ vai tiêu diệt trong chuỗi phim khai thác (exploitation films) được cách điệu hóa cao độ, với những phim như Female Prisoner Scorpion, Lady Snowblood, Stray Cat Rock.

Ảnh bài đăng HAROLD AND MAUDE (1971): VÌ CUỘC ĐỜI LÀ NHỮNG CON ĐƯỜNG THÊNH THANG
phân tích

HAROLD AND MAUDE (1971): VÌ CUỘC ĐỜI LÀ NHỮNG CON ĐƯỜNG THÊNH THANG

*“Cõi đất này là thể xác tôi, còn tâm trí tôi đang phiêu dạt trên những vì tinh tú.”* – Maude

Ảnh bài đăng THE PIANO TEACHER (2001): BẢN DƯƠNG CẦM KHẮC KHOẢI CỦA DỤC VỌNG VÀ TÌNH YÊU
phân tích

THE PIANO TEACHER (2001): BẢN DƯƠNG CẦM KHẮC KHOẢI CỦA DỤC VỌNG VÀ TÌNH YÊU

*“Suy cho cùng, bản chất của tình yêu cũng chính là cực điểm của sự tầm thường.”*

Ảnh bài đăng LÁT CẮT VỀ THẾ GIỚI HEAVY METAL CUỐI THẬP KỶ 80
phân tích

LÁT CẮT VỀ THẾ GIỚI HEAVY METAL CUỐI THẬP KỶ 80

The Decline of Western Civilization (tạm dịch: Sự suy tàn của nền văn minh phương Tây) là loạt phim tài liệu gồm 3 phần, và cũng là tác phẩm đầu tay của nữ đạo diễn Penelope Spheeris (về sau còn được biết đến với Suburbia (1984) và Wayne’s World (1992)). Nếu như bối cảnh nhạc punk rock tại Los Angeles là đề tài cho phần phim tài liệu đầu tiên, thì phần II tác phẩm lại tập trung khắc hoạ về làn sóng heavy metal, cụ thể hơn là lối sống của các nghệ sĩ âm nhạc và sự thoái trào của glam metal vào những năm cuối thập niên 80. Bấm máy từ tháng 8 năm 1987 đến tháng 2 năm 1988, khán giả được theo chân Penelope đến “thành phố của những thiên thần” tráng lệ, phù hoa, đến câu lạc bộ Cathouse, đại lộ Sunset – nơi được mệnh danh là thánh địa ăn chơi trác táng của nhiều ban nhạc metal bấy giờ. Phần II của loạt The Decline of Western Civilization cũng lấy cảm hứng nhiều từ This is Spinal Tap (1984) – bộ rockumentary-giả-tài-liệu đình đám của đạo diễn Rob Reiner.

Ảnh bài đăng Số phận, bi kịch và bạo lực trong phim của đạo diễn huyền thoại FRITZ LANG.
phân tích

Số phận, bi kịch và bạo lực trong phim của đạo diễn huyền thoại FRITZ LANG.

Lược dịch từ bài phỏng vấn của nhà phê bình phim Alexander Walker với đạo diễn huyền thoại người Đức Fritz Lang, BBC năm 1967.

Ảnh bài đăng ONCE UPON A TIME IN AMERICA (1984): TRƯỜNG CA BI TRÁNG VỀ CUỘC ĐỜI GANGSTER
phân tích

ONCE UPON A TIME IN AMERICA (1984): TRƯỜNG CA BI TRÁNG VỀ CUỘC ĐỜI GANGSTER

*“Tôi yêu cái mùi hôi thối trên khắp ngóc phố, nẻo đường. Nó khiến tôi khoan khoái làm sao. Tôi yêu nó, cái mùi hôi tanh khiến lá phổi tôi như được mở rộng…”*

Ảnh bài đăng PAPER MOON (1973): CÓ CHĂNG CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH GIỮA THỜI THẾ SUY TÀN?
phân tích

PAPER MOON (1973): CÓ CHĂNG CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH GIỮA THỜI THẾ SUY TÀN?

Bước vào thập niên 70, kinh đô Hollywood chứng kiến sự trỗi dậy của một thế hệ các nhà làm phim trẻ tuổi, với những tác phẩm mang đậm màu sắc chủ nghĩa hiện thực, phản ánh những biến động xã hội xứ cờ hoa, cùng nhiều yếu tố văn hoá đặc sắc đương thời. Giữa làn sóng từ những thước phim gai góc, tăm tối như The Godfather (1972), Chinatown (1974) hay Taxi Driver (1976), thì Paper Moon (1973) của Peter Bogdanovich lại tựa như một bài ca trong trẻo, đưa khán giả trở về với một miền cổ tích lãng mạn, thanh bình. Một bộ phim với sự pha trộn giữa chất drama và comedy, giữa lãng mạn và hiện thực, một câu chuyện cổ tích thân thương, bình dị làm lay động hồn người.

Ảnh bài đăng EASY RIDER (1969) – BORN TO BE WILD
phân tích

EASY RIDER (1969) – BORN TO BE WILD

“Bọn chúng không sợ các anh. Bọn chúng sợ hãi trước thứ mà các anh đại diện. Điều mà các anh biểu trưng cho chúng thấy, chính là sự tự do.”

Ảnh bài đăng WHAT’S EATING GILBERT GRAPE (1993): THƯỚC PHIM ẤM ÁP VỀ LÒNG VỊ THA
phân tích

WHAT’S EATING GILBERT GRAPE (1993): THƯỚC PHIM ẤM ÁP VỀ LÒNG VỊ THA

Bình dị, tinh tế, vừa ám ảnh lại vừa dịu êm, hiền hoà – What’s Eating Gilbert Grape đã làm lay động hồn người bằng những điều tưởng chừng giản đơn, gần gũi nhất, đó là tình cảm gia đình, là lòng vị tha và sự hy sinh. Bộ phim tựa như một lát cắt cuộc sống, tại một chốn vùng quê đơn điệu, bình lặng, nhưng gửi gắm trong từng thước phim tươi sáng ấy, lại là những xúc cảm lắng sâu, là những dằn vặt, trăn trở về ý nghĩa cuộc đời.

Ảnh bài đăng PHÂN TÍCH PHIM VIVRE SA VIE (1962)
phân tích

PHÂN TÍCH PHIM VIVRE SA VIE (1962)

Nhắc đến trào lưu Làn sóng mới trong điện ảnh Pháp, Jean-Luc Godard là một cái tên không thể bỏ qua. Các tác phẩm của ông là minh chứng cho thấy một bộ phim không chỉ là sản phẩm giải trí đơn thuần mà còn mang cả triết lý, tư tưởng và danh tính của người làm phim. Sự ảnh hưởng từ Godard không chỉ đổi mới nền điện ảnh Pháp mà còn lan rộng đến thế giới, tạo cảm hứng cho những đạo diễn hàng đầu Hollywood như Martin Scorsese và Quentin Tarantino.